Qui mô cơ cấu lao động của công ty TNHH MTV Điện cơ hóa chất 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15 (Trang 46 - 51)

2.1.5.1 Cơ cấu nguồn nhân sự theo giới tính

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty theo giới tính

Chỉ tiêu 2016 2017 So sánh 2017/2016 SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Theo giới tính 870 100 930 100 60 6.9 - Nam - Nữ 460 410 52.87 47.13 495 435 53.23 46.77 35 25 7.6 6.1 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2017 tổng số lao động thực tế làm việc tại Công ty là 930 người, tăng 60 người tương ứng với 6.9 . Nguyên nhân của sự tăng về nhân lực trong công ty trong năm 2017 là do công ty nhận được thêm đơn đặt hàng quốc phòng nên cần tuyển thêm lao động làm việc. Dự tính vào quý 3 năm 2018 công ty sẽ tuyển thêm khoảng 30 lao động để phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất.

Do đặc thù của ngành sản xuất vũ khí và vật liệu nổ công nghiệp, nên số lượng lao động phân theo chỉ tiêu giới tính tương đối đồng đều, trong năm 2016 tỷ lệ nam giới chiếm 52.87 tổng lao động, nữ giới chiếm 47.13 . Năm 2017, nữ giới chiếm 46.77 còn tỷ lệ nam giới chiếm 53.23%.

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đơn vị ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và sử dụng lao động. Khi sử dụng cần tuyển những lao động phù hợp với công việc cần tuyển người đồng thời được đào tạo chính qui đúng chuyên ngành. Cơ cấu lao động theo giới tính đã được lãnh đạo công ty quan tâm tạo nên sự bình đẳng giới trong công ty.

2.1.5.2 Cơ cấu nhân sự theo tính chất lao động

Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự theo tính chất lao động

Theo trình độ - Đại học - Cao đẳng

- Trung cấp, đào tạo dài hạn

- Đào tạo nghề ngắn hạn - Chưa qua đào tạo

310 80 160 315 5 35.6 9.2 18.4 36.2 0.6 330 85 165 345 5 35.5 9.1 17.8 37.1 0.5 20 5 5 30 0 6.5 6.3 3.1 9.5 0 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Việc phân loại người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc qui hoạch lao động, phục vụ trực tiếp cho việc tính toán, lập dự toán cho việc tính toán chi phí lao động trực tiếp, gián tiếp. Có nhiều tiêu chuẩn phân loại có mục đích, ý nghĩa và yêu cầu quản lý khác nhau.

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.

- Lao động trực tiếp gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định.

Chỉ tiêu

2016 2017 So sánh 2017/2016

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Theo đối tượng lao động 870 100 930 100 60 6.9

- Lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp 265 605 29.5 69.5 270 660 29 71 5 55 1.9 9.1

Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động của các hoạt động khác.

Theo chỉ tiêu trình độ, thì số lao động trình độ đại học tăng, từ 310 người năm 2016 tăng lên 330 người năm 2017 tương ứng tăng 6.5 . Còn số lao động trình độ cao đẳng tăng 6.3%, cụ thể năm 2016 là 80 người, tới năm 2017 là 85 người, tăng 5 người. Tất cả các trình độ khác đều tăng, cụ thể trình độ trung cấp và đào tạo dài hạn tăng 3.1%, đào tạo nghề ngắn hạn tăng 9.5 còn lại chưa qua đào tạo không tăng 0% do những năm gần đây công ty không tuyển lao động chưa qua đào tạo, tất cả đều áp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2017 và trong những năm sau đều có xu hướng tăng do sự mở rộng về quy mô sản xuất và kinh doanh.

Theo kết quả trên, cho thấy công ty đang ngày càng quan tâm nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý, nhân viên, cán bộ trong công ty để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và có những sách lược phát triển đúng đắn cho công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành các loại: + Lao động tay nghề cao: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao.

+ Lao động có tay nghề trung bình: Gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn, nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc những người chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nhưng có thời gian làm việc thực tế tương đối lâu được trưởng thành do học hỏi từ thực tế.

- Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp.

Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia thành:

Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại: + Chuyên viên chính: Là những người có trình độ từ đại học trở lên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp, phức tạp.

+ Chuyên viên: Cũng là những người lao động đã tốt nghiệp đại học, trên đại học, có thời gian công tác tương đối lâu, trình độ chuyên môn tương đối cao.

+ Cán sự: Gồm những người mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công tác thực tế chưa nhiều.

+ Nhân viên: Là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp, có thể đã qua đào tạo các trường lớp chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chưa qua đào tạo.

Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch và dự toán này.

Cơ cấu thành phần các loại lao động trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch SXKD, vì vậy trên cơ sở phân loại lao động cần phải hạch toán được tình hình hiện có và sự biến động về lượng lao động theo từng loại lao động trong doanh nghiệp. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp dùng "Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp" và "Sổ danh sách lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp". Sổ này do bộ phận lao động tiền lương lập làm 2 bản. Một bản được sử dụng ở bộ phận lao động tiền lương của doanh nghiệp, một bản chuyển cho phòng kế toán doanh nghiệp. Khi có sự biến động về số lượng lao động, căn cứ vào các chứng từ như quyết định tiếp nhận lao động, giấy thuyên chuyển công tác, quyết định cho thôi việc, quyết định nghỉ hưu... để kế toán và bộ phận lao động tiền lương của doanh nghiệp ghi vào sổ . Số liệu trên sổ danh sách lao động được sử dụng để lập báo cáo lao động hàng

tháng, quý, năm và phân tích số lượng, cơ cấu lao động phục vụ cho quản lý lao động trong doanh nghiệp.

2.1.5.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Khả năng làm việc của con người phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi. Mỗi một độ tuổi khác nhau thể hiện trạng thái thể lực, sức khỏe khác nhau, khả năng lao động cũng khác nhau, nó liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận thức... tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi tại Công ty TNHH MTV Điện cơ hóa chất 15 năm 2017

ĐVT: người

Phòng ban Tuổi <30 Tuổi 31-40 Tuổi 41-50 Tuổi >50 Tổng cộng

Ban Giám đốc 0 0 2 2 4

Khối phòng, ban 30 100 40 36 206

Khối phục vụ 10 25 20 5 60

Khối công nhân 360 150 110 40 660

Tổng cộng 400 275 172 83 930

Tỷ lệ ( ) 43.01 29.57 18.49 8.93 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Về độ tuổi, tại công ty số lao động dưới 30 tuổi có 400 người chiếm 43.01 ; Số lao động từ 31 đến 40 tuổi có 275 người chiếm 29.57 ; Số lao động từ 41 đến 50 tuổi có 172 người chiếm 18.49 ; Số lao động trên 50 tuổi có 83 người chiếm 8.93 . Cơ cấu này khá hợp lý, đảm bảo luôn có lực lượng kế cận số lao động chuẩn bị nghỉ hưu đồng thời tạo điều kiện cho số lao động trẻ học tập trực tiếp các kinh nghiệm từ lao động có kinh nghiệm cao hơn. Phân bổ lao động theo độ tuổi tại công ty.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu mức độ phù hợp cơ cấu tuổi nguồn nhân lực năm 2017 Độ tuổi Tỷ lệ thực tế Tỷ lệ CT hướng tới Đánh giá

Dưới 40 tuổi 72.58% 70% - 80% Hợp lý

Từ 41 tuổi trở lên 27.42% 20% - 30% Hợp lý

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Với tính chất và đặc thù trong công tác chế tạo và sản xuất vũ khí, vật liệu nổ công nghiệp tại công ty nên yêu cầu đội ngũ cán bộ công nhân phải có sức khỏe và thể lực tốt, tinh thần lao động nhiệt huyết, thao tác chuyên môn với độ chính xác cao và kiên trì. Vì vậy, theo bảng 2.3 thì cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty hiện nay là khá hợp lý, vừa duy trì được nguồn nhân lực có độ tuổi vững vàng về chuyên môn, vừa có đội ngũ kế cận cho thời gian tới.

Nhóm độ tuổi trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 27.42 năm 2017. Đây là nguồn nhân lực đã tích lũy được cả về trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công ty. Trong đó, độ tuổi từ 51-60 tuổi chiếm 8.93 năm 2017, đây là nguồn nhân lực chính làm công tác lãnh đạo như trưởng phòng,phó phòng lãnh đạo Công ty. Nguồn nhân lực trên 50 tuổi tuy sức khỏe đã giảm nhưng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành sản xuất, công tác ngoại giao nên cũng rất cần thiết đối với Công ty.

Nhóm độ tuổi dưới 40 tuổi ngày càng tăng lên qua các năm, đây là lực lượng lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, giám nghĩ giám làm và đóng góp lâu dài cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên, những lao động trẻ thường ít kinh nghiệm trong công việc, nôn nóng, dễ mắc sai lầm trong chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)