Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0492 giải pháp phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 100)

Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Factoring

Tính cho đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này s thay thế cho QĐ1096 trước đây và cũng đã khắc phục được một số điểm bất cập trước đây. Tuy nhiên vẫn c òn một số bất cập như sau:

Thứ nhất, định nghĩa chính xác nghiệp vụ bao thanh toán theo thông lệ quốc tế. Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”.Nên tách bạch hoạt động bao thanh toán với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản lý và kiểm soát như nhau.

Thứ hai, dù đã b ỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết thanh toán cho đơn vị bao thanh toán, nhưng vẫn c ó quy định trong trường hợp không c ó cam kết thanh tó an, thì đơn vị bao thanh toán chỉ được thực hiện bao thanh toán đối với khách hàng trong trường hợp đơn vị bao thanh toán và khách hàng th a thuận b ng văn bản về biện pháp để đơn vị bao thanh toán kiểm soát được các khoản thanh toán của bên mua hàng ho c bên liên quan khác c nghĩa vụ (nếu c ó) cho bên bán hàng. Quy định này c òn khá mông lung, mơ hồ. Vì việc quản lý các kh an phải thu là một trong những dịch vụ đi kèm của bao thanh t an, và việc quản lý như thế nào vẫn đang là bài toán kh với các ngân hàng tại Việt Nam.

85

Như vậy, NHNN cần c ó một văn bản hướng dẫn thêm về nội dung thỏ a thuận giữa bên bao thanh toán và người bán hàng.

Thứ ba, nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức bao thanh toán, nên c ó quy định về quyền của chủ nợ đối với khoản phải thu. Đối với bao thanh toán c ó truy đòi, cần có quy định về quyền của đơn vị bao thanh toán đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua không thanh toán ho ặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị bao thanh toán c ó quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị bao thanh toán s ẽ c ó quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hoàn trả.Đối với bao thanh toán không truy đòi, đơn vị bao thanh toán cũng c ó quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh toán.

Thứ tư, nên c ó quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức bao thanh toán tối đa của từng người mua so với vốn tự c ó của đơn vị bao thanh toán. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự c ó của đơn vị bao thanh toán là không hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị bao thanh toán không phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà c òn ở khả năng thanh toán của người mua.

Thứ tư, cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối với hoạt động này.Hiện nay, vẫn chưa c ó bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu 0492 giải pháp phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w