Theo kết quả điều tra, c ó tới 80% đơn vị bao thanh toán cho rằng lý do khiến doanh nghiệp chưa/ít quan tâm tới việc sử dụng sản phẩm bao thanh toán là do chưa nắm được thông tin về nghiệp vụ này.
Trong trường hợp này, trách nhiệm trước tiên thuộc về các đơn vị bao thanh toán là những người cung cấp dịch vụ nhưng chưa quảng bá đủ mạnh để gi p các doanh nghiệp biết về sản phẩm này. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước c ó thể yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ từ Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giới thiệu rộng
86
rãi hoạt động bao thanh toán đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Trong trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Thương mại để thành lập sàn giao dịch điện tử cho hoạt động bao thanh toán, một mặt thúc đẩy hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, mặt khác tăng cường một kênh tài trợ vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với việc chuyên môn hoá hoạt động bao thanh toán và với đặc tính giao dịch trực tuyến, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài c ng như các doanh nghiệp s tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian giao dịch, từ đó giúp cho hoạt động bao thanh toán - tài trợ vốn cho doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, giúp cho dòng chảy vốn trong nền kinh tế được lưu thông.
Để c ó thể triển khai hình thức bao thanh toán ngược trực tuyến tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Thương mại trình Chính phủ về chủ trương xây dựng và hình thành “sàn giao dịch bao thanh toán” này. Hiện nay, về cơ bản, Việt Nam đã có đủ cơ sở pháp lý để c ó thể tiến hành hoạt động bao thanh toán thông qua sàn giao dịch điện tử. Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử (trong đó c ó quy định về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử...) và các văn bản hướng dẫn khác là cơ sở pháp lý quan trọng để c ó thể triển khai sàn giao dịch bao thanh toán tại Việt Nam.
về phía Ngân hàng Nhà nước s ẽ chọn ra một ngân hàng quốc doanh (ho ặc thành lập một công ty tài chính bao thanh toán trực thuộc ngân hàng quốc doanh đảm nhận vai tr đầu mối của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài - những đơn vị s ẵn sàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho các doanh nghiệp. Bộ Thương mại s phối hợp trong việc thông tin đến các doanh nghiệp, khuyến khích các bên mua hàng và bên bán hàng tham gia vào sàn giao dịch.
Để xây dựng và vận hành sàn giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thương mại c ó thể kêu gọi tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế quan tâm tới sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ như IFC,... Bên cạnh đó , để hỗ trợ thêm sàn giao dịch trong một số năm đầu, Bộ Tài chính c thể nghiên cứu trình Chính
87
phủ c ó cơ chế ưu đãi thuế phù hợp để khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các doanh nghiệp tham gia.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Thương mại để thành lập Trung tâm đăng ký giao dịch bao thanh toán (nhằm kết nối bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng trong giao dịch bao thanh toán) và xem xét bổ sung quy định về cung cấp thông tin để c ó cơ sở tiến hành rà soát, thẩm định tính pháp lý của các khoản phải thu trong hoạt động bao thanh toan.