Thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ hiểu biết về nghiệp vụ bao thanh toán
Như đã trình ở các phần trên, bao thanh toán đã và đang trở thành phương tiện thanh toán và tài trợ vốn lưu động được ưa chuộng ở trong nước và quốc tế, đ c biệt là tại các nước phát triển. Do đó, để c ó thể xúc tiến bán hàng trong nước, tiếp cận và xuất khẩu hàng h a sang các quốc gia phát triển, đ i h i các doanh nghiệp Việt Nam phải ý thức được tầm quan trọng của hoạt động bao thanh toán nhằm đồng bộ hó a cách thức thanh toán và gia tăng tỷ lệ chấp nhận đơn hàng từ người mua và nhà nhập khẩu.
Trong thương mại quốc tế, bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giá cả hàng hó a thì năng lực tài chính để thực hiện phương thức thanh toán bán hàng trả chậm theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu. Cũng do khó khăn về tài chính, các doanh nghiệp nhập khẩu c ó thể rơi vào trường hợp tìm được những lô hàng chất lượng tốt, giá hợp lý nhưng không đủ vốn nhập hàng, b ỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Do đó , việc thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ hiểu biết về hoạt động bao thanh toán là giải pháp đầu tiên cần thiết từ phía các doanh nghiệp.
Sử dụng đa dạng các hình thức tài trợ thương mại, đặc biệt là hoạt động bao thanh toán
Doanh nghiệp, đ c biệt các doanh nghiệp vừa và nh g p rất nhiều kh khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng và trong việc quản lý vốn lưu động. Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm các giải pháp tài trợ
88
thương mại b ằng cách cam kết một cấu phần quan trọng trong vốn lưu động của mình, đó là tài khoản các khoản phải thu. Đây chính là khởi điểm của hoạt động bao thanh toán.
Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn phụ thuộc nhiều vào các phương thức thanh toán truyền thống như L/C, điện chuyển tiền (TT) , Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P)... trong khi đó các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đều ưa thích trả chậm và từ chối yêu cầu mở L/C bởi L/C thường được mở khi hai bên không tin nhau (Trần Hoàng Ngân, 2001). Ngay cả trong phương thức thanh toán b ằng L/C cũng c ó rất nhiều loại: L/C không hủy ngang, L/C giáp lưng và các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc ký hậu. Khi xuất khẩu b ằng đường hàng không, vận tải biển... c ó nhiều đò i
hỏi riêng về các bộ chứng từ, giấy tờ giao nhận hàng hó a mà các doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu chưa nắm tường tận, c ó thể dẫn đến bị gian lận hợp đồng.
Đối với rất nhiều doanh nghiệp, việc tiếp cận thị trường quốc tế luôn là một thách thức cố hữu. Sự khác biệt về phong tục tập quán, tiền tệ, hệ thống luật pháp và ngôn ngữ luôn tạo ra các rào cản khi tiếp cận thị trường thế giới. Do đó , việc sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán, đ c biệt là hình thức bao thanh toán là giải pháp cho trở ngại này. Bằng việc sử dụng dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp c ó thể yêu cầu đơn vị bao thanh toán (thông thường ở nước người mua hàng) “kiểm tra năng lực trả nợ” của bên mua, và do đó việc phê duyệt hợp đồng bao thanh toán từ phía đơn vị bao thanh toán đã gửi “tín hiệu quan trọng” cho người bán trước khi ký kết vào hợp đ ng mua bán trả chậm.
Nhận thức đúng đắn về việc công khai minh bạch thông tin
Hoạt động bao thanh toán đ i h i sự tham gia của đơn vị bao thanhtoán trong suốt quá trình khoản phải thu chưa được thu hồi. Đơn vị bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà c n đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán c ó thể kiểm soát được cả bên mua và nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Chính đ c điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá trình đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công
89
khai tình hình hoạt động, không muốn từ b ỏ quyền kiểm soát sổ sách bán hàng, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh doanh của họ. Tuy nhiên, nhận thức này cần c ó sự thay đổi vì việc tham gia của đơn vị bao thanh toán s ẽ giúp bên bán hàng/nhà xuất khẩu được hỗ trợ cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của người mua hàng/ đơn vị nhập khẩu.
90
KẾT LUẬN
C ó thể khẳng định rang, Factoring và Forfaiting tuy c òn chiếm một thị phần khá khiêm tốn so với các phương thức tài trợ khác, nhưng với tiềm năng và lợi ích to lớn mà nó đem lại, sau này s ẽ trở thành một phương thức tài trợ tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu dựa trên việc mua lại chứng từ với mức giá nhất định. Bởi chúng không chỉ đơn giản là hình thức tài trợ mà c òn cung cấp thêm các dịch vụ phái sinh phong phú và linh hoạt. Đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV n i riêng, việc phát triển một nghiệp vụ như Factoring và Forfating trong tài trợ thương mại không những giúp ngân hàng đa đạng hoá loại hình dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở ra khả năng chiếm lĩnh thị trường mà cũn rất phù hợp với các định hướng về phát triển dịch cụ ngân hàng của NHNN đến năm 2020, phấn đấu đưa ngành ngân hàng Việt Nam sánh vai với các NH trong khu vực.
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng giải pháp phát triển nghiệp vụ này, khoá luận đã c ó những đóng g óp sau:
Một là, hệ thống hoá lý luận về Factoring và Forfating, xác định vai tr của ch ng đối với nền kinh tế và đối với các chủ thể tham gia
Hai là, nghiên cứu tình hình hoạt động của Factoring và Forfating trong tài trợ thương mại của các nước trên thế giới và ở Việt Nam
Ba là, đánh giá thực trạng phát triển Factoring và Forfaiting tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Bốn là, luận văn đưa ra những giải pháp c tính khả thi nh m phát triển hơn nữa dịch vụ Factoring và Forfaiting và triển khai việc thực hiện Forfating tại BIDV, từ đ đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước c thẩm quyền và với NHNN.
Tuy nhiên, do c n nhiều hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên luận văn của em chỉ mới đưa ra những vấn đề cơ bản nhất , đơn giản nhất về Factoring và Forfating. Em hy vọng những vấn đề em tìm hiểu và chuyển tải trong luận văn s ẽ là những gợi ý cho những ai quan tâm đến dịch vụ này và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1, Nguyễn Văn Tiến (2009) , Giáo trình thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê
2, Đặng Thị Nhàn (2007) , Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán Factoring
và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, Sách chuyên khảo - Nhà xuất bản Thống kê.
3, Nguyễn Thị Thanh H ang (2016) , Giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
4, Phạm Thị Thủy (2013) , Sử dụng dịch vụ bao thanh toán - các vấn đề tài chính và kế toán
5, Nguyễn Xuân Trường (2005) , Bao thanh toán - Một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam
6, Đỗ Thị Mỹ Hương (2015) , Phát triển hoạt động bao thanh toán hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập AEC, Kỷ yếu hội
thảo khoa học Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình gia nhập
cộng đồng kinh tế ASEAN, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Ho Chí Minh 7, Hà Văn Dương (2014), Chính sách phát triển hoạt động bao thanh toán:
Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Số 19 (29), Tạp chí Phát triển và
Hội nhập.
8, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12
9, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
10, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức
tín dụng
92
Tài liệu tiếng Anh:
1, David B. Tatge & Jeremy B. Tatge (2012), Fundamentals of factoring,
Practical Law The Journal
2, Factors Chain International (2016), Annual Review