Khảo sát nhu cầu và thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 30 - 32)

5. Cấu trúc luận văn

1.4.2 Khảo sát nhu cầu và thị trường lao động

Qua khảo sátthực tế để xác định cụ thể nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của doanh nghiệp và năng lực đào tạo

của cơ sở dạy nghề; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm sát thực tế,

đồng thời có định hướng cho phát triển đào tạo nghề ở nông thôn những năm tiếp

theo. Cùng với đó, trong quá trình khảo sát đã tuyên truyền, vận động người lao động thay đổixácđịnhlựachọn nghề phù hợp nhóm tuổi, phù hợp định hướng phát

triển kinh tế của giai đình và phù hợpvới sựchuyển dịchcơcấu kinh tế,cơcấu lao động theo từngđịaphương.

1.4.3 Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

1.4.3.1 Nguồn lực con người

Thời gian qua, việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được nhà nước và các cơ quan chức năng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoá góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ LĐTB&XH đã ra

Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng

giáo viên đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. Theo đó, khuyến khích đội ngũ này tham gia học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết và thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và

nghiên cứu khoa học.

Tiếp theo, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH

ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, trong đó quy định rõ bốn tiêu chí: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm đào tạo nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên đào tạo nghề, giúp đội ngũ này tự đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp lý theo nghề và trình độ đào tạo. Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao độngnôngthôn.

Đồng thời, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo nghề; hình thành đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp.

1.4.3.2 . Nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính

Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính, đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cùng với cung cấp nguồn tài chính, nhà nước còn đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối vớiviệc đàotạonghề,nguồnlựctàichính từngânsáchnhànướcđóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển đào tạo nghề, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp, làngnghề trong việc phát triển đào tạo nghề dưới các hình thức nhưtổ chứcđào tạotại doanh nghiệp,đầutưcơsởđàotạonghề.

Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từ cao xuống thấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộ máy quản lý tại từng đơn vị thuộc ngành Lao động thương binh và xã hội, phục vụ cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Song song với việc cung cấp, phân bổ kinh phí đầu tư phát triển, ngành Lao động thương binh và xã hội thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công khai, minh bạch về tài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn vị thuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí, nguồn đầu tư đã được nâng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)