1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề
1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề
2.8. Đánh giá chung công tác đào tạo nghề ở huyện Quảng Ninh trong thời gian qua
thời gian qua
2.8.1 Những thành tựu đạt được
Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và điều hành của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của đào tạo nghề đối với nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng của tỉnh, huyện được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thơn. Có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện Đề án. Thực hiện việc sơ kết, tổng kết đề án ở cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên, đầy đủ.
Đã phê duyệt được Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến
năm 2022, Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình đến năm 2022, Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 làm cơ sở để định hướng hoạt động đào tạo nghề và tổ chức các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu của nền kinh tế.
Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề đã được củng cố, về cơ bản đã trang bị hồn tất thiết bị phục vụ cơng tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện. Huyện Quảng Ninh đã ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương để đối ứng với nguồn vốn đầu tư của Tỉnh ủy và Trung ương trong hỗ trợ đào tạo nghề và đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề.
Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được cải thiện về số lượng và chất lượng, hình thức và phương pháp đào tạo ngày càng đa dạng theo hướng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Có tới 85% các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, thị trấn cho phù hợp với nhu cầu đi lại của người học.
Đào tạo nghề đã bước đầu gắn kết với nhu cầu, địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp như nghề may công nghiệp, đã tạo việc làm cho trên 500 lao động và dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới.
2.8.2 Những hạn chế, tồn tại
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề còn chồng chéo: các trường, trung tâm đào tạo nghề là những cơ sở chuyên về đào tạo nghề thì do Phịng, Sở LĐTB&XH quản lý. Các cơ sở khác có tham gia hoạt động đào tạo nghề do Sở Y tế, Sở NN&PTNT... quản lý nên việc chỉ đạo chung và về chuyên ngành đào tạo chưa chuyên sâu. Thực
trạng này gây khó khăn trong quản lý chuyên môn và tổ chức, hơn nữa sự tập trung, điều phối nguồn vốn đầu tư, nhân lực cán bộ, giáo viên trong toàn hệ thống các cơ sở đào tạo nghề không chuyên nghiệp và rất kém hiệu quả.
Huyện chưa có cơ chế chính sách, quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nông thôn và trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo nghề cho lao động trước khi đưa vào sử dụng.
Điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề và trung tâm giáo dục dạy nghề của huyện cịn nhiều khó khăn, thiết bị đào tạo nghề chưa được đầu tư đồng bộ. Số lượng phòng học, xưởng thực hành chưa đáp ứng đủ so với quy mô đào tạo thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề đặc biệt là đối với các nghề được Bộ LĐTB&XH phê duyệt đầu tư trọng điểm ở cấp độ quốc gia
Kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ cho đào tạo nghề hàng năm thấp trong
khi ngân sách tỉnh cịn nhiều khó khăn nên số lao động được hỗ trợ học nghề theo
chính sách Đề án 1956 chưa đáp ứng được so với nhu cầu đào tạo của các huyện, thị xã, thành phố.
Số lượng Giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề đặc biệt là giáo viên của Trung tâm giáo dục dạy nghề huyện Quảng Ninh, chưa đủ đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn.
Công tác quản lý, việc đổi mới mục tiêu, phương pháp đào tạo nghề, nhất là phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng tích cực, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào thực tế giảng dạy, sử dụng các mơ hình, dụng cụ, học liệu trực quan... chưa được các cơ sở đào tạo nghề quan tâm đúng mức.
Chương trình, giáo trình phương pháp đào tạo hiện nay cịn bất cập chưa đáp ứng được đúng yêu cầu thực tế và yêu cầu của người học. Việc phân bổ giữa lý thuyết và thực hành chưa hợp lý, chương trình hiện nay “nặng” về lý thuyết “nhẹ” về thực hành điều này làm cho người học khơng có đủ kỹ năng nghề đảm bảo được yêu cầu của các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Tuyển sinh đào tạo nghề các cơ sở đào tạo nghề hiện gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tuyển sinh trình độ trung cấp nghề. Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu đào tạo của huyện; lao động nông thôn theo học nghề chủ yếu là ngắn hạn (dưới 3 tháng). Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý người học chỉ muốn theo học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, do chưa thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT, một phần do các trường đào tạo nghề chưa thực sự có sức hút đối vói người học...
Cơng tác tun truyền và nhận thức về đào tạo nghề, học nghề chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả; cùng với đó là trình độ nhận thức của người dân thấp, có tư tưởng trơng chờ vào sự bao cấp từ ngân sách nhà nước. Nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn chưa đầy đủ, nhất là về xã hội hoá đào tạo nghề.
Công tác giới thiệu việc làm sau khi học nghề đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh gặp khó khăn do các cơ quan quản lý chưa có sự năng động trong việc tìm kiếm, giới thiệu việc làm.
2.8.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
Một là, chưa có chính sách mạnh để phát triển đào tạo nghề thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực của huyện. Chủ trương phân luồng và định hướng đào tạo nghề chưa được thực hiện một cách triệt để. Nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trong quá trình thực hiện chậm thay đổi nên khơng cịn phù hợp với nhu cầu xã hội và người học nghề.
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề thiếu ổn định. Các
cơ sở đào tạo nghề cơng lập chưa phát huy hết tính năng động và tự chủ của đơn vị.
Ba là, triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề chưa
nghiêm túc. Doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào công tác đào tạo nghề.
Bốn là, đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên cịn hạn chế. Cơng
tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ giáo viên đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức.
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đào tạo nghề
chưa đáp ứng được nhu cầu.
Sáu là, công tác đầu tư nghiên cứu khoa học cho các cơ sở đào tạo nghề trọng
điểm, nghề trọng điểm còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức.
Bảy là, việc kiểm định chất lượng đào tạo nghề do mới triển khai, nên công
tác đánh giá kỹ năng nghề chưa được thực hiện trên địa bàn.
Tám là, nhận thức chung của người dân đặc biệt là người lao động nông thôn
tại các dân tộc thiểu số về đào tạo nghề chưa cao.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH