Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 55 - 57)

1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề

1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

2.4 Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

2.4.3 Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý phục vụ cho công tác đào tạo nghề toàn huyện năm 2017 là 120 người. Trong đó giáo viên đào tạo nghề: 71 người (số giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng : 33 người, trình độ khác 38 người. Có 36 giáo viên đạt chuẩn theo quy định chiếm 51%). Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề hợp đồng với các cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, thợ lành nghề, nơng dân sản xuất giỏi, người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Cán bộ quản lý ở cơ sở đào tạo nghề được tập huấn nghiệp vụ hằng năm. Có 85,6% giáo viên đào tạo nghề được đào tạo, bồi dưỡng đúng chuyên ngành. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về sư phạm nghề đạt 95,7%. giáo viên có khả năng dạy tích hợp đạt thấp - chiếm 51,4%.

Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học cịn ít.

Do vậy, UBND và HĐND đã ban hành các chính sách nhằm thu hút giáo viên đào tạo nghề của tỉnh. Đồng thời huy động những người có điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn gồm: Những người có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, lao động có tay nghề cao làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư; người thợ giỏi được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh trở lên phong tặng danh hiệu nghệ nhân; nông dân sản xuất giỏi theo quy định tại Quyết định số 135/QĐ/HND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng biên chế đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề công lập đảm bảo số lượng theo quy định 20 học sinh/01 giáo viên. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đào tạo nghề.

Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

Về chất lượng, đa số giáo viên đào tạo nghề đã đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghề, trình độ sư phạm đào tạo nghề, đối với nghề nông nghiệp, đã huy động được đội ngũ kỹ sư nơng nghiệp, cán bộ khuyến nơng có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện, thị xã, thành phố.

Cán bộ quản lý theo dõi công tác đào tạo nghề cấp huyện đã bước đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý đào tạo nghề ở từng địa phương, tuy nhiên do đa số là cán

bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý đào tạo nghề nên công tác quản lý đào tạo nghề nhất là xây dựng kế hoạch, tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)