1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề
1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề
2.5 Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.5.3 Công tác đào tạo nghề
Năm 2014 trở về trước, huyện Quảng Ninh chưa có cơ sở đào tạo nghề độc lập và tư nhân mà chỉ có Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình làm nhiệm vụ chủ yếu là hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thơng và một số lớp nghề xã hội. Ngồi ra, các chương trình dự án hàng năm tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và các lĩnh vực khác mỗi năm cho khoảng trên 2000 lượt người tham gia.
Theo báo cáo của phòng LĐ-TB&XH gửi lên UBND huyện Quảng Ninh về thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT, trong ba năm qua trên toàn huyện số lớp đào tạo nghề và số LĐNT được đào tạo nghề khơng ngừng tăng lên. Theo đó, có 7.102 lao động tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện được đào tạo nghề gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Lao động được đào tạo nhận thức được hiệu quả mà hoạt động
đào tạo nghề mang lại. Họ không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Những kết quả bước đầu đã từng bước tạo điều kiện cho lao động nơng thơn và các đối tượng chính sách xã hội được tham gia học nghề, trang bị các kỹ năng, kiến thức nghề cho lao động ở các cấp trình độ để góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…
Bảng 2.5 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong 3 năm 2015 - 2017
TT Chỉ tiêu Ðơn vị Tính
Năm Năm Năm
2015 2016 2017
I Số lớp đào tạo Lớp 60 67 76
1 Nghề nông nghiệp 17 16 15
2 Nghề phi nông nghiệp 43 51 61
II Số học viên được đào tạo Người 2.107 2.325 2.670
1 Nghề nông nghiệp 567 521 517
2 Nghề phi nông nghiệp 1.540 1.804 2.153
III Xếp loại tốt nghiệp %
1 Loại giỏi 51,1 65,3 73,3
2 Loại khá 32,7 22,1 20,2
3 Loại trung bình 16,2 12,6 7,5
4 Loại kém 0 0 0
(Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Quảng Ninh)
Theo số liệu thống kê của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn huyện tổng lao động nông thôn là 42.210 lao động. Từ bảng 2.1, số lao động được đào tạo qua 3 năm gần đây là 7.102 lao động. Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra vào tháng 10/2015, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện là 11.381 lao động. Như vậy, sau 3 năm, số lượng lao động nơng thơn tồn huyện đã đào tạo nghề đạt 62.40% lao động được đào tạo nghề trên tổng lao động có nhu cầu học nghề.
Mặt khác, theo như kết quả điều tra, tỷ lệ lao động nông thôn xếp loại giỏi, khá ngày một cao (từ 83,8 % năm 2015 lên 93,5% năm 2017), đồng nghĩa với việc tỷ lệ lao động xếp loại trung bình ngày càng thấp. Tính đến năm 2017, khơng có lao động xếp loại kém trong q trình đào tạo nghề.
Đó là những thành công bước đầu trong đào tạo nghề của huyện. Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề đã góp phần giúp cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hồn thành kế hoạch đào tạo giai đoạn 1 từ 2012 - 2017 và hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề theo đề án 1956 đến năm 2020.
2.5.4 Cơng tác kiểm tra, giám sát q trình đào tạo
Trong 5 năm 2012-2017, Huyện Quảng Ninh đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương, cụ thể:
Số đoàn của Ban chỉ đạo, các sở, ngành cấp Huyện: Hội đồng nhân dân cấp huyện, các phịng, ban cấp huyện: 12 đồn, số đồn của Ban chỉ đạo cấp xã: 110 đoàn.
Tại các huyện, thị xã, thành phố hàng năm đều tổ chức các đồn xuống tận thơn, bản địa điểm mở lớp để kiểm tra các lớp học; Ban chỉ đạo 1956 cấp xã thường xuyên đến lớp kiểm tra và cử cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ các đồn thể trực tiếp theo dõi nắm tình hình các lớp đào tạo nghề.
Riêng năm 2015, đã tổ chức các đồn kiểm tra, giám sát; trong đó có 8 đồn cấp Huyện (do Sở LĐTB&XH chủ trì) kiểm tra tại 15/15 xã, thị trấn.
Bên cạnh đó, với sự quyết liệt và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, UBND huyện đã phân bổ 15 triệu đồng thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát xuất khẩu lao động; tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động cho các xã, thị trấn theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg với kinh phí 60 triệu đồng.
Đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát: đã huy động được
sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện, xã trong việc tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, chấn chỉnh những đơn vị yếu kém
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, đồng thời ghi nhận những điển hình đào tạo nghề, những mơ hình đào tạo nghề tốt để nhân rộng trên phạm vi toàn huyện.
2.6. Các nhân tố tác động đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Muốn hồn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần đặc biệt
chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề. Đào tạo nghề cho LĐNT luôn là mục tiêu quan trọng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương. Lực lượng lao động nơng thơn có tay nghề cao sẽ dễ dàng kiếm được thu nhập cao hơn so với những lao động có tay nghề thấp. Điều này khiến phân hóa giàu nghèo tăng nhanh hơn. Để giảm bớt sự chênh lệch này giúp người lao động có thu nhập ổn định hơn, cân bằng hơn cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề. Hồn thiện cơng tác đào tạo lao động nông thôn cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này, trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay có thể đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động của huyện như sau:
Chính sách phát triển kinh tế-xã hội và hiện trạng kinh tế của Huyện Quảng Ninh Tỉnh Quảng Bình.
Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi mới thành lập đã nhận thức rõ được vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước. Từ năm 2008 đến nay Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách với sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành cùng tham gia vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể như:
* Nghị quyết số 24/2008/NĐ - CP ban hành chương trình hành động của Chính
phủ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động này là đó là Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn.
* Quyết định số 1956/QĐ - TTg về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Qua đó UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và ban hành Chương trình dạy nghề, việc làm và giảm nghèo huyện giai đoạn 2015 - 2017, định hướng 2020, với mục tiêu tổng quát là tạo bước phát triển nhanh, toàn diện các lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH, HĐH. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện là 65%; tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%; trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 1.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Để đạt được những mục tiêu trên, ngoài giải pháp chung, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện đều đề ra những giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực phát triển dạy nghề, đặc biệt, khuyến khích đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống; đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm việc làm cho lao động một cách bền vững. Huyện cũng chú trọng đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và những lao động ở độ tuổi từ 35 trở lên, đồng thời quan tâm hợp lý đến công tác xuất khẩu lao động…
Quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh, của huyện; đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nơng thơn mới theo tiêu chí mới. Trong giai đoạn 2015 – 2017, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã có những định hướng về phát triển kinh tế với những tiêu chí sau:
- Ngành nơng, lâm ngư nghiệp: Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, tiếp
tục thâm canh tăng năng suất cây trồng để bù đắp lại một số diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển sang xây dựng các cơng trình hạ tầng, khu cơng nghiệp…, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hàng xuất khẩu... Triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mơ hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất bình quân 40 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục thực hiện mơ
hình đa canh phấn đấu mỗi năm tăng khoảng 10 -15 ha mơ hình đa canh lúa cá để
phát triển thủy sản.
- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tập trung khai thác lợi thế của huyện về sản xuất đồ may mặc, đồ gỗ mỹ nghệ … Coi đây là giải pháp trọng tâm của tăng trưởng kinh tế. Hồn thành xây dựng cụm cơng nghiệp huyện, thực hiện các bước triển khai của tỉnh để xây dựng khu công nghiệp của tỉnh tại địa bàn
huyện. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các xã có diện tích đất nơng nghiệp lớn,
mở rộng các mặt hàng mới, nghề mới, trọng tâm là các sản phẩm may mặc xuất khẩu… Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng (giá cố định) từ 20% trở lên.
- Dịch vụ: Tận dụng lợi thế của địa lý kinh tế, tập trung khai thác thế mạnh dịch vụ bằng cách tăng mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn, nâng cấp chợ nông thôn, đầu tư xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại mua sắm. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bưu chính viễn thơng trên địa bàn.
Đặc biệt có các dự án FLC Quảng Bình và các sân gofl của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn của huyện để từ đó trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác dạy nghề.
Trình độ, chất lượng đầu vào của lao động tham gia học nghề.
Chất lượng đầu vào của người lao động tham gia học nghề ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình đào tạo. Các em học sinh khi vào học nghề có vốn kiến thức kỹ thuật cơ bản được học ở phổ thơng thì các em sẽ dễ tiếp thu những kiến thức kỹ thuật chuyên ngành hơn, dẫn đến chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn.
Hiện nay khả năng tiếp thu và vốn kiến thức của các lao động tham gia học nghề là tương đối yếu đa số là các lao động thuần nơng hiện khơng có việc làm do chính sách thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp trong huyện, và một phần các học sinh mới tốt nghiệp cấp III vừa thi trượt đại học, cao đẳng hoặc bỏ học giữa chừng.
Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
Đội ngũ giáo viên với trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị
dạy học hiện có, họ là những người có tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Nghề đào tạo là rất đa dạng và người học nghề ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau, cấp trình độ đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề hiện nay cũng có sự khác biệt (chưa có nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng phải rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau, phải có đủ cả về số lượng và chất lượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu.
Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề được quan tâm cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, được xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn; kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở đào tạo. Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút giáo viên dạy nghề, các nghệ nhân, công nhân lành nghề, thợ bậc cao tham gia dạy nghề do đó chất lượng dạy nghề cũng được nâng cao. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu hiện nay, yêu cầu cần thiết là phải tiếp tục tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ hơn nữa cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, cho họ tiếp cận với những mơ hình mới, cơng nghệ mới để, có thêm kỹ năng để có thể truyền đạt tốt nhất cho người học nghề. Đối với các lớp học tại cộng đồng tại địa phương chủ yếu là các cán bộ của trung tâm khuyến nơng, khuyến ngư có trình độ và chun môn tham gia giảng dạy, tập huấn chuyển giao KHKT ngay tại địa bàn sản xuất cho bà con nông dân.
Đối với các làng nghề chủ yếu áp dụng hình thức truyền nghề từ các nghệ nhân lâu năm, các thợ có tay nghề cao trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất ứng dụng vào sản xuất để cùng nhau nâng cao tay nghề, tăng thu nhập mặc dù vậy việc áp dụng máy móc khoa học kỹ thuật mới nhất vào truyền nghề tại các làng nghề là chưa cao vì đa phần các nghệ nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao hiện đã khá cao tuổi.
Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên được bồi dưỡng nâng cao nhưng với nhịp độ phát triển như hiện nay, nếu không nắm bắt kịp tốc độ phát triển và nhu cầu khắt khe của thị trường lao động thì chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ không được đảm bảo, điều này sẽ hạn chế đến chất lượng đào tạo nghề cho người LĐNT.
Ngoài ra tại các lớp liên kết đào tạo trung tâm dạy nghề tiến hành mời trực tiếp giáo viên có trình độ cao từ cơ sở liên kết về dạy nhằm tạo thêm khả năng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên của trung tâm với giáo viên các cơ sở khác.
Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Phòng học, xưởng thực hành cơ bản, xưởng thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập… là các yếu tố hết sức quan trọng. nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, hoàn thiện kỹ năng thực hành nghề. Mặc dù được quan tâm đầu tư trong những năm qua, tuy nhiên để đảm bảo nhu cầu về dạy và học, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn cần được quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tranh thủ các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, đóng