Các giải pháp cho phía nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 89 - 90)

1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề

1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

3.2.1. Các giải pháp cho phía nhà nước và chính quyền địa phương

Để các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn thực sự hiệu quả, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Nhận thức đúng về chất lượng đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại địa phương trên thị trường. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội… thì ở đó cơng tác dạy nghề cho nơng dân và lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn.

Thứ hai, công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trong địa bàn phải sát

với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và có hiệu quả thiết thực. Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương, coi đây là mục tiêu quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững; chỉ đạo lồng ghép đề án dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn với việc triển khai các chương trình, đề án khác của địa phương.

Thứ ba, do tính đặc thù của người nơng dân và lao động nơng thơn (trình độ

học vấn khơng đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác…), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo,

phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Thứ tư, chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công (tự đào tạo, bồi dưỡng

tại địa phương). Đào tạo nghề ở nông thôn không thể không chú trọng việc phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là việc thực hiện “mỗi làng, một nghề” đang được triển khai. Trên địa bàn huyện đang có một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển, cần được quan tâm và đưa vào chương trình dạy nghề.

Thứ năm, để những người lao động nông thôn trở thành những lao động nông nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Ngồi ra, cịn phải đào tạo về tác phong làm việc cho người lao động (tác phong công nghiệp…).

Thứ sáu, sau khi đào tạo nghề cho người lao động nơng thơn thì chính quyền

địa phương cũng cần phải giải quyết vấn đề đầu ra sản xuất bởi nếu không giải quyết được đầu ra của sản xuất thì hiệu quả đào tạo bằng khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 89 - 90)