1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề
1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề
2.5 Thực trạng về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.5.4 Công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo
Trong 5 năm 2012-2017, Huyện Quảng Ninh đã thành lập các đoàn kiểm tra,
giám sát để kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương, cụ thể:
Số đoàn của Ban chỉ đạo, các sở, ngành cấp Huyện: Hội đồng nhân dân cấp huyện, các phòng, ban cấp huyện: 12 đoàn, số đoàn của Ban chỉ đạo cấp xã: 110 đoàn.
Tại các huyện, thị xã, thành phố hàng năm đều tổ chức các đoàn xuống tận thôn, bản địa điểm mở lớp để kiểm tra các lớp học; Ban chỉ đạo 1956 cấp xã thường xuyên đến lớp kiểm tra và cử cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ các đoàn thể trực tiếp theo dõi nắm tình hình các lớp đào tạo nghề.
Riêng năm 2015, đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát; trong đó có 8 đoàn
cấp Huyện (do Sở LĐTB&XH chủ trì) kiểm tra tại 15/15 xã, thị trấn.
Bên cạnh đó, với sự quyết liệt và tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, UBND huyện đã phân bổ 15 triệu đồng thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát xuất khẩu lao động; tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động cho các xã, thị trấn theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg với kinh phí 60 triệu đồng.
Đánh giá kết quả, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát: đã huy động được sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện, xã trong việc tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, chấn chỉnh những đơn vị yếu kém
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề, đồng thời ghi nhận những điển hình đào tạo nghề, những mô hình đào tạo nghề tốt để nhân rộng trên phạm vi toàn huyện.