Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy; đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 97 - 99)

1 .2Đào tạo nghề và đặc trưng của đào tạo nghề

1.4 .3Chuẩn bị nguồn lực cho đào tạo nghề

3.2.9. Đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy; đẩy mạnh

dạy; đẩy mạnh liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào học nghề.

- Do đặc trưng của đào tạo nghề và đặc điểm người học nghề là lao động nơng thơn nên các chương trình cần xây dựng đảm bào tính hệ thống, đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Chương trình học nghề cần thường xuyên được cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tài liệu học tập, tài liệu viết cho các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải viết ngắn, từ ngữ đơn giản phù hợp với ngôn ngữ địa phương, dễ hiểu dễ nhớ kèm theo các tranh, ví dụ minh họa và các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình cơng việc. Việc biên soạn

gia, kỹ sư làm việc trong trong các doanh nghiệp, nghệ nhân ở các làng nghề, nông dân sản xuất giỏi, thợ lành nghề.

- Để những người nông dân trở thành những lao động nông nghiệp hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kỹ năng mềm như kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Hiện nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp, kỷ luật lao động, khả năng hòa đồng, làm việc nhóm…

- Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nơng dân và lao động nơng thơn (trình độ học vấn khơng đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác…) nên việc tổ chức các khóa đào tạo nghề phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Nội dung dạy cho lao động nông thôn cần được xác định cho từng vùng cụ thể, vì mỗi vùng khơng chỉ có cơ cấu ngành nghề khác nhau mà trình độ dân trí cũng khác nhau. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, nơng dân có thể lựa chọn theo học tồn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho nông dân.

- Tiếp tục phát triển chương trình giảng dạy lấy thực hành là chính. Giáo viên đào tạo nghề nơng nghiệp phải có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp và có khả năng thực hành tốt. Chương trình đào tạo nghề theo hướng "Cầm tay, chỉ việc" nhằm giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ, qua đó nâng cao chất lượng tay nghề sau đào tạo. Lý thuyết chỉ chiếm 10 - 30% thời lượng và thực hành chiếm 70 - 90% thời lượng chương trình.

- Kết hợp “truyền nghề” với đào tạo chính quy. Truyền nghề là hình thức đào tạo vẫn rất phổ biến tại các làng nghề. Nên có chính sách hỗ trợ cho các nghệ nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng nghề, mở các lớp đào tạo theo kiểu

truyền nghề; hoặc liên kết với các trường đào tạo nghề để đào tạo theo kiểu bán chính quy.

- Về quy mơ lớp học đào tạo nghề cho nông dân chỉ nên 25-30 người là phù

hợp, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, cũng như phát huy khả năng tham gia

của người học trong quá trình trao đổi kinh nghiệm, kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình min (Trang 97 - 99)