Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhân tố khách quan

1.3.2.1. Nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.

Nhu cầu vốn của khách hàng: là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN, là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng. Tuỳ từng giai đoạn, thời điểm mà xuất hiện các nhu cầu cần tài trợ, ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời. Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau. Ví dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30 tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích các sản phẩm thẻ tín dụng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, đi chơi,.. .Như vậy, xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN.

Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh của khách hàng để thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản cho vay, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng. Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ

tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng cho vay KHCN.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.

1.3.2.2. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động CVKHCN. Hiện nay, hoạt động CVKHCN ngày càng phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bên cạnh những lợi thế như rút ngắn thời gian và không gian giao dịch th luôn có những rủi ro cho ngân hàng hoặc khách hàng như hành vi gian lận có thể xảy ra nếu pháp luật không kiểm soát được. Một hệ thống pháp luật chặt chẽ và đồng bộ sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trường để hoạt động CVKHCN nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra thông suốt và hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được hiệu quả tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia.

1.3.2.3. Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước

Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVKHCN nói riêng. Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động... sẽ có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân, kích thích người dân chi tiêu và làm cho hoạt động CVKHCN của các NHTM phát triển.

Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông

thôn. cũng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài đối với dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng, từ đó tác động đến định hướng phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng theo hướng mở rộng hay thu hẹp về quy mô cũng như tỷ trọng CVKHCN.

1.3.2.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một trong những nhân tố tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng của người dân và có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng phát triển hoạt động CVKHCN của NHTM. Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, thì doanh số CVKHCN tăng lên, do người dân nhìn thấy những nguồn thu đem lại khả năng chi trả cho những nhu cầu trong hiện tại. Sự ổn định về kinh tế thể hiện thông qua các chỉ số như lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái... cũng thúc đẩy các NHTM mở rộng hoạt động CVKHCN. Ngược lại, trong thời kì nên kinh tế suy thoái, trì trệ, việc làm của người lao động giảm đi dẫn đến nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng giảm đi và kết quả là hiệu quả mở rộng CVKHCN của ngân hàng cũng giảm theo. Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, hoặc các yếu tố như môi trường sống, môi trường làm việc. cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân. Thông thường nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu sản phẩm dịch vụ càng nhiều.

1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh

Ngân hàng cũng giống như bất cứ loại hình công ty nào đều phải đối mặt với cạnh tranh, các ngân hàng thương mại không bị áp lực cạnh tranh bởi các ngân hàng thương mại mà còn từ tất cả các tổ chức tín dụng khác đang hoạt động kinh doanh trên thương trường, với mục tiêu là để dành khách hàng nhằm tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế. Việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường nước ta, cùng với việc phát triển ngày càng nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước như các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty cho thuê tài

chính, công ty tài chính... đã làm cho thị trường tài chính trở nên sôi động hơn, cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn. Đối thủ cạnh tranh là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong đó sự cạnh tranh về lãi suất, sản

phẩm, chính sách tín dụng của các ngân hàng. sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động CVKHCN của NHTM.

Tuy nhiên, cạnh tranh đem lại lợi ích cho khách hàng và đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế. Chính điều này sẽ tạo ra động lực để các ngân hàng luôn phải ý thức việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác góp phần phát triển hoạt động CVKHCN của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 38)

w