6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Quy định và quy trình chovay khách hàng cá nhân tại chi nhánh
2.2.1.1. Quy định cho vay khách hàng cá nhân
a) Mục đích cho vay.
+ Cho vay tiêu dùng: Cho vay để thanh toán các chi phí hợp pháp phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân, bao gồm: cho vay mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, sửa chữa nhà; cho vay du học; cho vay mua xe gắn máy, ô tô, đồ nội thất đắt tiền,...
+ Cho vay sản xuất kinh doanh: Cho vay để bổ sung, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
b) Đối tượng nhận vốn vay
MB Thanh Xuân xác định đối tượng cho vay theo quy định hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hướng tới chọn lọc khách hàng đạt các tiêu chuẩn
nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân và tập trung vào nhóm các khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược.
c) Nguyên tắc vay vốn
Vốn vay phải được sử dụng đúng theo mục đích mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này các NHTM phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn cúa các cá nhân. Đồng thời cũng như mọi khoản vay khác, các khoản vay của các khách hàng cá nhân cần đảm bảo trả đúng trả đủ cho ngân hàng theo các thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng.
d) Điều kiện vay vốn
Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân áp dụng các điều kiện cho
vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Quân Đội nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng
và ngành hàng chiến lược để tập trung vốn cho vay phù hợp với chính sách khách hàng
- Phương thức cho vay từng lần: là phương thức mà khách hàng và ngân hàng
thoả thuận cho từng khoản vay, sau mỗi hợp đồng xin vay thì khách hàng sẽ nhận được
toàn bộ số tiền xin vay khi ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng.
- Phương thúc cho vay nhiều lần: là phương thức cho vay mà sự khác biệt thể hiện trong khâu giải ngân của ngân hàng cho vay, thay vì khách hàng lấy khoản tiền vay từ ngân hàng một lần thì khách hàng có thể đến lấy làm nhiều lần phù hợp với nhu cầu của khách hàng và theo sự thoả thuận giữa hai bên.
g) Lãi suất và cách áp dụng lãi suất
- Lãi suất cho vay được xem là một yếu tố gần như quan trọng nhất trong hoạt động cho vay nói chung của các NHTM, vì đây có thể coi là giá cả của khoản tín dụng, nó là chi phí đối với khách hàng nhưng nó lại là khoản doanh thu mà ngân hàng nhận được. Vì vậy để hướng tới một sự thoả thuận thống nhất trong cho vay giữa ngân hàng với khách hàng thì việc thống nhất lãi suất áp dụng là một công đoạn hàng đầu.
- Quy trình xác định lãi suất cho vay tại MB Thanh Xuân bắt đầu sau khi công
tác thẩm định khách hàng và dự án/ phương án vay vốn hoàn tất theo các bước sau: + CBTD tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay. Các số liệu cụ thể bao gồm: chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn; chi phí thanh khoản; chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng.
+ Dựa trên số liệu tổng hợp được, CBTD tính toán lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay = Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn = Chi phí VCSH (nếu Trụ sở chính có phân bổ)(nhân với)tỷ lệ an toàn vốn + chi phí huy động vốn (nhân với) (1 + tỷ lệ an toàn vốn) + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động.
CBTD đối chiếu mức lãi suất tính được với mức lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng tại cùng thời điểm.
42
• Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn quy định trong quy chế cho vay của MB Thanh Xuân
• Ưu đãi lãi suất chỉ được xem xét áp dụng đối với từng phương án vay / từng khoản vay nhất định, không áp dụng phổ biến đối với tất cả các phương án / khoản vay của một ngân hàng.
• Cán bộ tín dụng tuyệt đối không được hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện tín dụng để áp dụng lãi suất ưu đãi.
• Mức ưu đãi phải nằm trong phạm vi lãi suất ưu đãi do MB Thanh Xuân quy định.
Lãi suất cho vay trong hạn.
Tuỳ theo thoả thuận với khách hàng, MB Thanh Xuân có thể áp dụng các lãi suất sau khi cho vay:
• Lãi suất thả nổi: Là loại lãi suất được Ngân hàng TMCP Quân Đội điều chỉnh lại theo định kỳ 3 tháng/ lần hoặc đột xuất theo chính sách lãi suất cho vay từng thời kỳ.
• Lãi suất ưu đãi: Lãi suất cho vay được xây dựng riêng cho từng sản phẩm tín dụng, trong đó thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi trong 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng. Thời gian còn lại của khoản vay được xác định bằng lãi suất tham chiếu + Biên độ từng thời kỳ được Ngân hàng TMCP Quân Đội quy định
Lãi suất phạt.
Lãi suất phạt áp dụng đối với nợ quá hạn về nguyên tắc phải cao hơn lãi suất cho vay trong hạn song tối đa không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân:
Các bước thực hiện phòng cánhân Giámđốc CN
thẩm
định soátthẩm định phê duyệt tâm vậnhành BP. Hỗ trợ tại chi
nhánh
1 Tiếp nhận hồ sơ và lập đề
xuất tín dụng Thựchiện Kiêm soáthồ sơ soát hồKiêm sơ 2 Tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ thẩm định Thực hiện 3 Thâm định Thực hiện Thực hiện
4 Phê duyệt tín dụng Phê duyệt/
Từ chối 5 Thông báo/ Từ chối cho
vay Thựchiện
6 Soạn thảo hồ sơ tín dụng Đề xuất Thực
45
thảo và ký kết các văn
kiện tín dụng hợp hiện
8 Hoàn thiện tài sản bảo đảm
Phối hợp
Thực hiện 9 Kiêm soát hồ sơ và giải
ngân
Thực hiện 10 Kiêm soát sau / Giám sát
định kỳ_________________
Thực
hiện Kiêm soát
11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý
phát sinh_______________ Đề xuất Kiêm soát Thựchiện Thực hiện
12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo
đảm tiền vay____________ Đề xuất Kiêm soát
Thực hiện 13
Giải chấp tài sản đảm bảo Đề xuất Kiêm soát Thựchiện Phối hợp
14 Lưu giữ hồ sơ tín dụng và
hồ sơ bảo đảm tiền vay hợpPhối
* Tiếp nhận hồ sơ và lập đề xuất tín dụng
- Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ theo checklist - Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ xin vay.
* Lập đề xuất tín dụng
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn. - Kiểm tra xác minh thông tin.
- Phân tích phương án vay vốn - Phân tích tình hình tài chính
- Phân tích Tài sản thế chấp (Nếu có) - Phân tích tài sản tích lũy
- Đề xuất tín dụng cho khách hàng * Thẩm định cho vay.
CBTD phải lập tờ trình thẩm định (TTTĐ). TTTĐ phải nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cuũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng. Đối với những hồ sơ cho vay NHCV trình lên Trụ sở chính: Tờ trình thẩm định tại NHCV phải đảm bảo chi tiết, đầy đủ tất cả nội dung có liên quan, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo NHCV và Trụ sở chính xem xét.
* Phê duyệt tín dụng.
- Trường hợp qua các Giám đốc phê duyệt các cấp
+ CBTD: Trình Tờ thẩm định/ cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho TPTD (hoặc người được uỷ quyền); Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định.
+ TPTD (hoặc người được uỷ quyền): Kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản thế chấp ... theo quy định hiện hành; Trình Giám đốc phê duyệt; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc phê duyệt về tính đầy đủ và hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của Tờ trình thẩm định do CBTD trình;
+ Giám đốc phê duyệt (hoặc người được uỷ quyền): Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ và Tờ trình thẩm định do TPTD đã kiểm soát hồ sơ
- Trường hợp phải qua HĐTD
+ TPTD: Đối với trường hợp này trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền cần phải chỉ đạo CBTD chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng tín dụng cơ sở; đề xuất chủ tịch hội đồng tín dụng cơ sở để họp hội đồng tín dụng; Tờ trình thẩm định và toàn bộ hồ sơ khách hàng vay vốn;
+ Chủ tịch HĐTD: triệu tập họp HĐTD và tổ chức điều hành cuộc họp HĐTD cơ sở theo đúng quy chế HĐTD, xin ý kiến của các thành viên trong HĐTD trên cơ sở đề xuất của ĐVKĐ và phòng Thẩm định KHCN.
+ CBTD: Tổng hợp các ý kiến của các thành viên trong HĐTD, căn cứ vào tỷ lệ đồng ý của các thành viên, CBTD lập biên bản họp HĐTD, thông báo phê duyệt, ký đầy đủ các thành viên và thông báo cho ĐVKD
* Soạn thảo các văn kiện tín dụng và hoàn thiện tài sản bảo đảm
- Soạn thảo nội dung hợp đồng/ sổ vay vốn.
- Ký kết hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay. - Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay
- Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
* Giải ngân: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện giải ngân; mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân; số tiền hoặc hạn mức được giải ngân, tiến độ giải ngân đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn của phương án/ dự án đầu tư vay vốn.
* Kiểm tra, giám sát khoản vay: Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình
thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm đảm bảo người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
* Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh: Hệ thống sẽ tự động thu gốc và lãi của khách hàng đã mở trên hệ thống của MB Thanh Xuân. Chuyên viên KHCN và chuyên viên hỗ trợ tín dụng phối hợp xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thu nợ gốc và lãi
* Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay:
- Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, chuyên viên KHCN phối hợp
với chuyên viên hỗ trợ tín dụng, đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn/ hợp đồng bảo đảm tiền vay. * Giải chấp tài sản bảo đảm:
- Xuất kho giấy tờ và tài sản đảm bảo. - Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
* Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay:
- Bộ phận hỗ trợ tại chi nhánh lưu toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay (nếu có).