6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ không chỉ cần nỗ lực của NHTM là đủ mà cần có sự hỗ trợ từ NHNN qua việc tạo môi trường pháp lý và các điều kiện thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, ổn định thị trường và định hướng chính sách
NHNN với vai trò là cơ quan chủ quản trực tiếp cùng những thay đổi trong chính sách, cơ chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để có sự ổn định tương đối về cơ cấu dịch vụ, NHNN cần xây dựng danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cũng như các tổ chức khác được phép cung cấp và bổ sung hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng như phù hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống.
NHNN cần có một cơ chế thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từ đó tạo dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết các ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển.
Phát triển thị trường thẻ, phối hợp với cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, trong giai đoạn hiện nay để tránh thất thoát trong đầu tư cơ sở hạ tầng thẻ, NHNN đóng vai trò là cơ quan chủ quản nhanh chóng định hướng và phối hợp với liên minh thẻ và các NHTM xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống NHTM của các liên minh thẻ thành một hệ thống nhằm tăng khả năng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ.
NHNN không ngừng hoàn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới.
Khuyến khích các ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ. Việc xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ của các NHTM là hết sức cần thiết và phù hợp, bởi vì hoạt động dịch vụ phát triển sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng để từ đó đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển sẽ đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng và cho nền kinh tế.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra môi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các tổ chức tín dụng cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; ban hành quy chế; thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); xử phạt và thu hồi giấy phép nhằm đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Điều này đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng - điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng có thể phát triển. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động
của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.
Thứ tư, Không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM
Sự can thiệp quá sâu của NHNN vào hoạt động kinh doanh của NHTM làm cho NHTM mất đi thế chủ động trong kinh doanh từ đó hạn chế khả năng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù riêng của ngân hàng.
Ve điều hành lãi suất: NHNN tiến dần đến tự do hóa lãi suất hoàn toàn để các
NHTM cũng như MB Thanh Xuân tự chủ hơn trong việc xác định lãi suất kinh doanh.
NHNN nên tạo cơ chế “mở” cho các ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ mới theo hướng những gì không cấm thì được phép làm chứ không phải trình qua NHNN nữa. Do đặc thù của dịch vụ là thứ vô hình và dễ sao chép, bắt chước nên việc trình xin phép cho các dịch vụ mới đôi khi sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các ngân hàng hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ chớp thời cơ tung sản phẩm ra trước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại MB Thanh Xuân trình bày trong chương 2 với những mặt đạt được và hạn chế, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển hiệu quả tín dụng cá nhân tại MB Thanh Xuân trong thời gian tới. Các đề xuất bao gồm năm nhóm giải pháp chính đối với MB Thanh Xuân giải pháp về chính sách lãi suất, giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, giải pháp về các chương trình maketting, giải pháp hỗ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là phát triển hiệu quả tín dụng cá nhân tại MB Thanh Xuân , từ đó góp phần vào chiến lược phát triển mảng CVKHCN của MB Thanh Xuân trước các đối thủ cạnh tranh trong nước và cả nước ngoài trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu đạt được mục tiêu đặt ra là: trên cơ sở lý luận về phát triển hoạt động CVKHCN đối với NHTM, khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân một cách toàn diện, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý cho sự phát triển hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân Để đạt được mục tiêu đó, luận văn tập trung làm rõ và khai thác những nội dung sau:
Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động CVKHCN trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu đáng tin cậy: các giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về Tài chính - Ngân hàng, các Quyết định của NHNN Việt Nam... Trên những cơ sở vững chắc này, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động CVKHCN. Và, một phần nội dung quan trọng là nội dung của phát triển hoạt động CVKHCN và các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động CVKHC. Đây là những cơ sở cho việc khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN như đã thực hiện trong luận văn.
Thứ hai: Luận văn trình bày những kết quả khảo sát hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân trong giai đoạn 2015-2017. Hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân được xem xét một cách khá toàn diện: thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của MB Thanh Xuân giai đoạn 2015-2017. để lượng hóa các tiêu chí đánh giá hoạt động CVKHCN, các nhận xét đánh giá một cách khách quan và có so sánh với số liệu của hệ thống MB Thanh Xuân ; và với việc so sánh với kết quả hoạt động CVKHCN của các NHTM trên cùng thị trường Hà Nội sẽ giúp việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác hơn. Từ việc khảo sát thực trạng này, luận văn đã đánh giá và chỉ ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân đối với MB Thanh Xuân Kết quả khảo sát thực trạng này là một trong những cơ sở hình thành giải pháp đề xuất của luận văn.
Thứ ba: Luận văn trình bày những giải pháp đề xuất của tác giả trong việc phát triển hoạt động CVKHCN đối với MB Thanh Xuân Với mục tiêu tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của MB Thanh Xuân trong thời gian tới, các giải pháp
được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của MB Thanh Xuân đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Hà Nội bao gồm: giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, về đa dạng hóa sản phẩm cho vay, về xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, về nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướng đến thị trường và khách hàng. Song song với việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với MB Thanh Xuân nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.
Đề tài nếu được thực hiện với quy mô lớn hơn, khi đó sẽ được tiến hành cùng với các hoạt động phân tích, khảo sát thị trường tốt hơn thì các giải pháp sẽ tối ưu và mang tính áp dụng cao hơn.
Đề tài có thể được mở rộng để nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại MB Thanh Xuân một cách quy mô, trong thời gian dài hơn; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại NHTM trên thị trường Hà Nội; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại một chi nhánh của MB Thanh Xuân .
TIẾNG VIỆT
[1] ANZ Việt Nam, Dịch vụ cho vay mua nhà:
http://www.anz.com/vietnam/vn/personal/mortgage/home+loans/
[2] ANZ Việt Nam, Thông tin doanh nghiệp:
http://www.anz.com/vietnam/vn/about+us/our+company/anz+vietnam/
[3] Báo Công thương:
http://baocongthuong.com.vn/tai+chinh/6785/anz+doat+giai+san+pham+cho+ vay+mua+nha+tot+nhat+cua+the+asian+banker.htm#.VFNzWWfInnE
[4] Nguyễn Đăng Dân (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[5] Đào Ngọc Dũng (2012), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân - Chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[6] HSBC Việt Nam:
http://www.hsbc.com.vn/1/2/personal/loans/personal+instalment
[7] Phạm Thị Thu Hiền (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[8] Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền tệ Ngân hàng,
NXB Phương Đông.
[9] Nguyễn Thị Phương Liên (2007), Giáo trình quản trị tài chính. Nhà xuất bản Thống kê, 2007.
[10] Trần Ngọc Minh (2011), Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh sở giao dịch 1, Luận văn thạc sĩ Tài chính -Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[11] Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (số 1627/2001/QĐ/NHNN), Hà Nội
[13] Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (số 18/2007/QĐ/NHNN), Hà Nội
[14] Trần Thị Lan Phương (2014), Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh)
[15] Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (17/06/2012), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.
[16] Phạm Văn Sáng (2012), Hoạt động bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[17] Tạp chí Tài chính,
http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=24779
[18] Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh
[19] Nguyễn Viết Thông (2013), giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[20] Thời báo ngân hàng
Http://thoibaonganhang.vn/tin+tuc/40+hsbc+duoc+binh+chon+la+ngan+hang+quan +ly+tien+te+tot+nhat+25981.html
[21] Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thông tin doanh nghiệp,
http://www.thesaigontimes.vn/94770/%E2%80%9CANZ+dat+danh+hieu+%E2%8
0%9CNgan+hang+ban+le+tot+nhat+tai+Viet+Nam%E2%80%9D+nam+2013%E2 %80%9D.htmlChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[22] Nguyễn Thị Đăng Thủy (2014), “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng - Chi nhánh Đà Nằng”, luận văn thách sỹ tài chính ngân hàng.
[23] Phạm Thu Thủy (2012), Đánh giá các lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 123
Thời báo Ngân hàng.
[25] Trường ĐH Thương Mại (2012), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
[26] Trường ĐH Thương Mại (2012), Giáo trình nhập môn tài chính - tiền tệ, NXB Thống kê.
TIẾNG ANH
[27] Professinal Academy, Marketing Theories + The Marketing Mix + From 4 P’s to 7 P’s,
http://www.professionalacademy.com/news/marketing+the ories+the+marketin g+mix+from+4+p+s+to+7+p+s
Phụ lục 1: Cơ cấu, chức năng các phòng, ban của MB Thanh Xuân Thanh Xuân Phụ lục 2: Phiếu điều tra trắc nghiệm khách hàng
THANH XUÂN
1) Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nhiệm vụ chủ yếu là:
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân đến các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân.
4. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
o Nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác;
o Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân;
o Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời