Pháttriển sản phẩm chovay theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Pháttriển sản phẩm chovay theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng

hóa loại hình sản phẩm

Giải pháp phát triển sản phẩm CVKHCN phải được thực hiện đồng bộ giữa việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thuộc thế mạnh của MB Thanh Xuân Thanh Xuân, cải tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có và đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với điều kiện thị trường, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao.

3.2.4.1. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thế mạnh hiện có

Đẩy mạnh và duy trì phát triển các sản phẩm, dịch vụ CVKHCN đã có truyền thống, có thế mạnh:

* Sản phẩm cho vay nhà ở

Hà Nội là thành phố lớn, có tốc độ đô thị hóa cao, dân số lớn, Số người trong độ tuổi lao động tăng đều qua các năm, thu nhập bình quân đầu người, đời sống kinh tế ngày càng tăng cao. Đây cũng chính là điểm thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của MB Thanh Xuân Vì vậy, MB Thanh Xuân cần đẩy mạnh sản phẩm cho vay mua, sửa chữa, xây dựng nhà, cho vay trực tiếp gắn với các giải pháp tài chính trọn gói thông qua việc liên kết với các chủ đầu tư là các công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng, trung tâm đấu giá...

* Sản phẩm cầm cố giấy tờ có giá

Hiện nay, trong cơ cấu cho vay theo sản phẩm thì cho vay cầm cố giấy tờ có giá tại MB Thanh Xuân chiếm tỷ nhỏ so với tổng dư nợ CVKHCN. Đây là sản phẩm cho vay có mức độ rủi ro rất thấp, do đó MB Thanh Xuân cần đẩy mạnh sản phẩm này nhằm gia tăng thu nhập từ hoạt động CVKHCN cho Chi nhánh.

* Sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp

Với lợi thế về số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả lương qua tài khoản tiền gửi tại MB Thanh Xuân , hơn nữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của MB Thanh Xuân tương đối cạnh tranh về mức cho vay, lãi suất và điều kiện vay vốn so với các NHTM khác. Do đó các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp của MB Thanh Xuân luôn được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn.

* Sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh

Xuân còn thấp, chưa tương xứng tiềm năng thị trường và quy mô của Chi nhánh. Trong khi địa bàn tỉnh Hà Nội là khu vực kinh tế năng động, ngành du lịch phát triển mạnh, các khu công nghiệp ngày càng được đầu tư. Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần quan tâm thúc đẩy tăng trưởng về sản phẩm cho vay đầy tiềm năng này hơn nữa. Chi nhánh cần triển khai các chương trình marketing. Xây dựng các gói sản phẩm liên kết với khách hàng doanh nghiệp, nhằm khai thác các đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có quan hệ thương mại với khách hàng doanh nghiệp.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có

Các sản CVKHCN hiện có của MB Thanh Xuân đã mang lại những thành quả nhất định như đã khảo sát ở chương 2. Tuy nhiên, MB Thanh Xuân cần phải có các chiến lược, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng các sản phẩm này.

Theo yêu cầu đó, hoạt động quản lý sản phẩm cần phải sâu sát, nắm bắt thực tế triển khai của Chi nhánh, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý sản phẩm có nhiều cơ hội đi thực tế tại địa bàn để hỗ trợ Chi nhánh và nắm bắt được cụ thể hơn những vướng mắc, tồn tại của sản phẩm. Mặt khác, MB Thanh Xuân cần theo dõi đánh giá kết quả đạt được của sản phẩm (doanh số, số lượng khách hàng, mức độ đóng góp của sản phẩm trong thu nhập, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm...), các khó khăn, vướng mắc của Chi nhánh, phản hồi từ khách hàng để đề xuất hướng đẩy mạnh hoặc nâng cấp, cải tiến sản phẩm phù hợp.

Ví dụ như hiện tại dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tập trung gần như toàn bộ là cho vay ngắn hạn (kinh doanh thương mại dịch vụ). Thực trạng này cần phải được đánh giá, rà soát cụ thể hơn về việc liệu toàn bộ các khoản vay ngắn hạn này có phản ánh đúng bản chất thực tế của khoản vay hay không? Bên cạnh đó, với hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều có kỳ hạn trả nợ vào cuối kỳ sẽ khiến ngân hàng ngoài việc bị chiếm dụng vốn cũng sẽ dẫn đến rủi ro khi đến hạn, khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ thì các khoản nợ gốc sẽ bị chuyển nợ quá hạn.

3.2.4.3. Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm cho vay mới

Xây dựng chiến lược tạo sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ: Các chương trình triển khai sản phẩm cần phong phú, đa dạng hơn và có những đặc trưng nổi bật tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, phát triển các sản phẩm có tính đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng. Từ đó hình thành các sản phẩm, dịch vụ thực sự nổi trội, mang tính cạnh tranh cao và đặc trưng đại diện cho thương hiệu riêng của ngân hàng.

Thúc đẩy bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng, dịch vụ nhà đất (thủ tục pháp lý sang tên đăng bộ,...) giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.

Một trong những sản phẩm mới của MB Thanh Xuân là cho vay sản xuất kinh doanh, gói tín dụng ưu đãi: 3.000 tỷ vay kinh doanh + lãi suất cạnh tranh áp dụng đối với khách hàng bán lẻ sản xuất kinh doanh (giảm khoảng 3% so với lãi suất cho vay hiện hành áp dụng trong 6 tháng đầu tiên của khoản vay) đang được triển khai tại MB Thanh Xuân , sản phẩm này đã thực sự góp phần chia sẻ khó khăn với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn về sức cầu tiêu dùng, khả năng tiêu thụ hàng hóa... đồng thời có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ đối với những chương trình ưu đãi về lãi suất của dòng sản phẩm này từ phía các ngân hàng khác. Và hiện nay MB Thanh Xuân cần đẩy mạnh triển khai gói sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở với mức lãi suất hấp dẫn 8.99%/năm cho 6 tháng đầu tiền nhằm thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Ngoài ra có thể tạo điều kiện cho cán bộ sử dụng các sản phẩm CVKHCN của các đối thủ cạnh tranh để tham khảo các tính năng, so sánh và đề xuất các nội dung mới, ưu việt hơn trong quá trình thiết kế sản phẩm của MB Thanh Xuân .

Trong thời gian tới, MB Thanh Xuân cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm CVKHCN mới có nhu cầu xã hội hoá cao như: Cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở, đẩy mạnh cho vay lương, thấu chi đối với cán bộ công chức, viên chức; cho vay hộ gia đình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh (đặc biệt tại các khu vực làng nghề); cho vay phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng và triển

khai các sản phẩm, gói sản phẩm bán lẻ đặc thù phục vụ đối tượng khách hàng VIP theo hướng nâng cao các tiện ích, hạn mức tín dụng và giảm thiểu trình tự, thủ tục cho vay.

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w