Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.8. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro

Hiện nay tình trạng nợ xấu của cả ngân hàng cũng như khối tín dụng cá nhân đang có xu hướng tăng. Do đó bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng CVKHCN tại Chi nhánh, giữ vững và tăng trưởng ổn định nền khách hàng cá nhân cần phải đảm bảo chặt chẽ, thận trọng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Cần có các biện pháp thực hiện như:

- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động CVKHCN. Trong đó, từng thời kỳ cần đưa ra các lĩnh vực, loại hình cho vay cần kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình cho vay cần khuyến khích, mở rộng.

- Hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân để đánh giá toàn diện hơn năng lực và uy tín của khách hàng, từ đó có sở để hoàn thiện chính sách khách hàng, quyết định cấp tín dụng phù hợp hơn, đồng thời để kiểm soát xếp hạng khách hàng toàn hệ thống MB Thanh Xuân , đảm bảo việc xác định hạn mức tín dụng, phân tích và định lượng rủi ro tại các chi nhánh thống nhất, tránh tình trạng khách hàng vay nhiều nơi, hạn mức khác nhau, loại trừ được các khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu do kết quả xếp hạng khác nhau.

- Rà soát, chỉnh sửa, xây dựng hệ thống văn bản chế độ liên quan như chính sách cấp tín dụng bán lẻ, quy trình phát triển sản phẩm bán lẻ theo hướng phù hợp hơn với tình hình thị trường, nhu cầu của khách hàng, định hướng phát triển hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân . Kiểm soát, giám sát chặt chẽ rủi ro từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao thị phần CVKHCN và hạn chế nợ xấu.

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát rủi ro theo từng sản phẩm cho vay. Rà

soát, điều chỉnh, hoàn thiện một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tiềm ẩn rủi ro cao: cho vay

đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cho vay mua ô tô; cho vay sản xuất kinh doanh... - Điều chỉnh tỷ trọng dư nợ sản phẩm CVKHCN phù hợp với thực tế hoạt động; nâng cao tỷ trọng dư nợ đối với những sản phẩm hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt, bán chéo được nhiều sản phẩm khác của MB Thanh Xuân và giảm tỷ trọng đối với những sản phẩm tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng đối với các cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại Chi nhánh, phân định rõ trách nhiệm của các bộ phận trong việc giám sát nợ xấu, chất lượng tín dụng, việc tuân thủ các quy định của Chi nhánh trong hoạt động cho vay cá nhân, từ đó giảm thiểu các sai phạm của Chi nhánh.

Bên cạnh hoạt động cho vay cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sử dụng vốn vay, bao gồm kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết khi được cấp tín dụng và vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả cao. Việc kiểm tra phải được hực hiện kết hợp giữa hai hình thức là kiểm tra thực tế và kiểm tra chứng từ. Nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng đúng mục đích và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)