Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao

Phương hướng chung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của MB Thanh Xuân là có được đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt, có năng lực tự học, tự đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi; thích ứng với trình độ phát triển Việt Nam năm 2020 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Để xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động CVKHCN, MB Thanh Xuân tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản sau:

3.2.5.1. Tối ưu hóa tổ chức và kiện toàn nguồn nhân lực

Với cơ cấu tổ chức như hiện nay, MB Thanh Xuân đã có được những thành công nhất định trong hoạt động. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu suất hoạt động của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, MB Thanh Xuân cần rà soát lại đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình để có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Mặt khác, MB Thanh Xuân cũng cần có điều chỉnh phù hợp nguồn nhân lực của mình theo từng đối tượng và vị trí công việc.

Đối với cán bộ quản lý: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho vay, MB Thanh Xuân cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề... và tổ chức các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ sung kiến thức về nghiệp vụ tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.

Đối với toàn thể cán bộ, nhân viên: Có thể thực hiện luân chuyển, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo. Mặt khác, MB Thanh Xuân cần đổi mới chính sách sử dụng nhân lực căn cứ vào những nguyên tắc hiệu quả của nền kinh tế thị trường, phù hợp với tiến trình hình thành và phát triển thị trường lao động.

Đối với nguồn nhân lực bổ sung: Sau khi có sự sắp xếp, điều chỉnh bộ máy cán bộ và nhân viên, căn cứ vào nhu cầu và định hướng phát triển và nguồn nhân lực hiện có, nếu cần thiết phải bổ sung nhân lực, MB Thanh Xuân cần có chính sách hợp lý nhằm nâng cao sự hấp dẫn của mình đối với nguồn lực bên ngoài, từ đó tạo điều kiện để thu hút được nhân lực có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu hoạt động và phát triển. Một thực tế là hiện nay, lực lượng cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân tại các phòng giao dịch còn rất mỏng.

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

a) Đổi mới nội dung và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, MB Thanh Xuân cần thay đổi cách thức tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và ưu tiên tập trung bồi dưỡng chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, chương trình tập huấn về kỹ năng tiếp thị, tư vấn bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng... nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại Chi nhánh. Tích cực tổ chức và tham gia trên diện rộng đối với cuộc thi cán bộ bán lẻ giỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Mục tiêu hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân thành thạo nghiệp vụ, phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Một yêu cầu khác đối với cán bộ, nhân viên là động lực và trách nhiệm đối với các mục tiêu, định hướng phát triển. Điều này đòi hỏi MB Thanh Xuân cần truyền thông tới cán bộ các cấp, các vị trí công tác về định hướng phát triển CVKHCN của MB Thanh Xuân Thanh Xuân, hệ thống các biện pháp, giải pháp Chi nhánh sẽ triển khai, giúp cán bộ thấy được vai trò, vị trí của hoạt động CVKHCN và định vị hoạt động CVKHCN của MB Thanh Xuân trên thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp.

Một nội dung khác cần được quan tâm là trang bị kỹ năng bán hàng cho đội ngũ cán bộ, kết hợp với việc xây dựng nguyên tắc giao dịch khách hàng, tiến tới chuẩn hóa phong cách giao dịch, từ đó nâng cao chất lượng giao dịch khách hàng, gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với cán bộ giao dịch khách hàng.

phục vụ cho công tác tư vấn bán hàng như: các tính năng của sản phẩm, ưu việt, lợi thế so sánh của sản phẩm, nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm... Đồng thời, hệ thống hóa danh mục sản phẩm CVKHCN, kênh phân phối sản phẩm CVKHCN, giúp cán bộ nắm rõ về hoạt động CVKHCN hiện đại và tại MB Thanh Xuân

b) Triển khai các chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức

Bên cạnh viêc cải tiến nâng cao các chương trình đào tạo hiện có, MB Thanh Xuân cần đa dạng hóa hình thức đào tạo, hướng tới đào tạo trực tuyến và nâng cao tinh thần tự đào tạo của cán bộ. Một việc làm cần thiết khác là tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai bán sản phẩm cụ thể. MB Thanh Xuân nên ưu tiên áp dụng đào tạo dưới hình thức huấn luyện, không chạy đua theo số lượng kiến thức mà tập trung vào đào tạo thực hành, giúp cán bộ thực hành thành thạo một kỹ năng trong thời gian ngắn và thực hiện liên tục; kết hợp với kiểm tra bí mật qua đó khuyến khích cán bộ nâng cao khả năng vận dụng kết quả đào tạo vào thực tế công việc. Mặt khác, MB Thanh Xuân cần tăng cường triển khai các hình thức hội thảo, trao đổi nghiệp vụ giữa Hội sở chính, MB Thanh Xuân và các Chi nhánh khác về nghiệp vụ CVKHCN.

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)