Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Việc ứng dụng công nghệ thông tin làm công cụ quản lý, công cụ triển khai các sản phẩm CVKHCN là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế hiện nay. Để đáp ứng đòi hỏi này, MB Thanh Xuân cần có chiến lược và kế hoạch chi tiết cho việc phát triển

công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển NHBL nói chung và để phát triển hoạt động CVKHCN nói riêng. Việc phát triển hoạt động CVKHCN cần được thực hiện theo phương châm kịp thời nắm bắt và sớm đưa ra các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân. Song song với việc triển khai các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, MB Thanh Xuân cần trang bị và áp dụng những phần mềm và thiết bị đầu cuối để có thể triển khai nhanh chóng nhằm kịp thời đưa sản phẩm NHBL đến với khách hàng.

3.2.7.1. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin

MB Thanh Xuân cần nghiên cứu, chuyển đổi nhằm xây dựng, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng, tạo thế mạnh cạnh tranh riêng thông qua việc cạnh tranh bằng công nghệ.

Song song với việc hiện đại hóa để phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin tổng thể, MB Thanh Xuân cần chú trọng triển khai các hệ thống tiện ích phục vụ khách hàng như: xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng Contact Center; cổng thông tin điện tử tích hợp các dịch vụ điện tử trên mạng Internet.; hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại (nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế.). Mặt khác, MB Thanh Xuân cần phải nâng cấp và hoàn thiện hệ thống các phần mềm quản trị chuyên ngành (phần mềm Quản trị quan hệ khách hàng CRM, phần mềm Quản trị rủi ro Risk Management.); đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ hỗ trợ quản lý CVKHCN: Chương trình báo cáo CVKHCN, chương trình hỗ trợ tác nghiệp liên quan đến hoạt động CVKHCN, CRM, Contact center.

Một yêu cầu khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và MB Thanh Xuân cần chú trọng đầu tư phát triển công nghệ: Hoàn thiện nâng cấp các chương trình, dịch vụ đang phát triển như BSMS, IBMB, máy ATM, POS, để qua đó có thể phát triển các chương trình hỗ trợ công tác bán hàng, chiết xuất dữ liệu cho hoạt động CVKHCN, phòng giao dịch. và triển khai dịch vụ CVKHCN.

thế mạnh của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và triển khai các sản phẩm ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, MB Thanh Xuân cần nghiên cứu xây dựng và sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính năng mạnh, qua đó có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu thống nhất trong toàn hệ thống. Với việc làm này, MB Thanh Xuân sẽ có điều kiện để nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, giảm thiểu được các nguy cơ về rủi ro trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ việc đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

3.2.7.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin

Để vận hành và khai thác tốt hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như đã yêu cầu trong phần trên, MB Thanh Xuân trước hết cần xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại.

Mặt khác, yêu cầu kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ đối với cán bộ công nghệ thông tin mà còn đặt ra đối với cán bộ quản lý và các nhân viên khác. Trong hệ thống ngân hàng hiện đại, các cán bộ quản lý và nhân viên đều tham gia và thực hiện các công việc của mình thông qua các giao diện như những người dùng (user). Nếu thiếu kiến thức và kỹ năng khai thác công nghệ thông tin, những cá nhân này sẽ không thể khai thác hệ thống một cách hiệu quả. Do vậy, song song với việc hiện đại hóa hệ thống, MB Thanh Xuân cần có chương trình đào tạo và chính sách chuyển giao sử dụng hợp lý, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng khai thác và ứng dụng các tiện ích về công nghệ thông tin.

3.2.7.3. Triển khai các sản phẩm phần mềm phục vụ giao dịch trực tuyến

Một cuộc khảo sát do ComScore tiến hành trong năm 2011 ở 6 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore cho thấy: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất về số khách truy cập các trang web ngân hàng, chỉ đứng sau Indonesia với mức tăng cao nhất 72%. Kết quả này có được trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng đầu tư mạnh vào website và khách hàng đang làm quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Home Banking, Phone

Banking, Mobile banking và Internet Banking... tại Việt Nam đã tăng 35%. Nắm bắt xu thế này, trong thời gian tới, MB Thanh Xuân cần đẩy mạnh triển khai các dự án công nghệ thông tin cùng các phần mềm hỗ trợ nhắm tới dịch vụ ngân hàng điện tử hỗ trợ khách hàng:

- Hệ thống Internet Banking và Mobile Banking - Dịch vụ cho vay online

- Dịch vụ trả nợ online

- Chương trình tư vấn tài chính cá nhân online

Với việc triển khai các phần mềm giao dịch trực tuyến này, MB Thanh Xuân sẽ mang những lợi thế của công nghệ thông tin đến với khách hàng trong giao dịch ngân hàng, điều này bên cạnh góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm CVKHCN sẽ mở rộng kênh phân phối và giao dịch cũng như quảng bá các sản phẩm CVKHCN đến với khách hàng, tạo tiền đề cho việc phát triển về doanh số và khách hàng trong hoạt động CVKHCN.

Một phần của tài liệu 0465 giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP quân đội chi nhánh thanh xuân luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w