Kinh nghiệm tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 38)

1.2.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới trong tuyển dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, theo đó, thi tuyển được xem là bước đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Nhắm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng, đào tạo. Việc sử dụng đội ngũ cũng có nhiều chuyển biến với việc tạo môi trường làm việc thuận lợi kết hợp thường xuyên luân chuyển vị trí công tác; chú trọng chất lượng đầu vào, đồng thời, cũng kết hợp hài hòa giải quyết “đầu ra” cho những cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ, phẩm chất. Theo đó, tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến trách nhiệm thực thi công vụ; quyền hạn, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế đánh giá cụ thể, phù hợp, đảm bảo việc đánh giá phân loại công bằng, khách quan, có cơ sở khoa học và thực chất theo các quy định hiện hành. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở để sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo và để cán bộ, công chức, viên chức nôc lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức bình quân hằng năm có 35% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 62% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2% hoàn thành nhiệm vụ và 1% không hoàn thành nhiệm vụ.

Công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định của Trung ương và của tỉnh, bảo đảm nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình từ khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đã chú ý đến những nhân tố mới, có tuổi đời trẻ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Hầu hết số cán bộ được bổ nhiệm đều trong diện quy hoạch, có phẩm chất chính trị vững vàng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức, từ năm 2013 đến nay, đã có 104 lượt hội đồng tuyển dụng viên chức do các cơ quan, đơn vị tổ chức theo thẩm quyền bằng hình thức thi tuyển và xét tuyển với tổng số 2.828 chỉ tiêu tuyển dụng, có 11.698 người dự tuyển và 1.928 người trúng tuyển. Từ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao. Hiện toàn tỉnh có 100% công chức cấp tỉnh, huyện làm nhiệm vụ chuyên môn có trình độ đại học trở lên, 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định. Viên chức sự nghiệp đạt chuẩn đào tạo theo chức danh, riêng sự nghiệp giáo dục, giáo viên được đào tạo trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao.

Để tạo bước chuyển mạnh mẽ nâng cao chất lượng đội ngũ, Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2021 được xem như “kim chỉ nam” quan trọng giúp các cấp các ngành có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn người có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh. Theo đó, Đề án 01 đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp cho các cấp, các ngành trong thực hiện đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới chế độ thi tuyển theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch đáp ứng các tiêu chí trong tình hình mới, đảm bảo tuyển chọn đúng nhân tài phục vụ địa phương. Trước mắt, dừng tuyển dụng công chức, viên chức các cơ quan đảng, đoàn thể để tổ chức thi tuyển chung trong cả hệ thống chính trị. Thí điểm tổ chức thi tuyển tập trung một số chức danh lãnh đạo, tiến tới hằng năm tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh theo hình thức thi tuyển cạnh tranh, đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, lựa chọn được cán bộ có năng lực, tín nhiệm cao đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo theo quy định.

Ngày 09/05/2017, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", Vĩnh Phúc là 1 trong 22 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm. Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý bằng hình thức thi tuyển là để thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt chiến lược thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quyết định bổ nhiệm của thủ trưởng các cơ quan đơn vị, tháng 5/2018, UBND tỉnh đã chấp thuận cho các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế thi tuyển để bổ nhiệm 12 vị trí lãnh đạo; các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch, Phúc Yên tổ chức thi tuyển để bổ nhiệm 8 vị trí lãnh đạo. Hiện tại các đơn vị đăng ký thí điểm thi tuyển đang thực hiện các bước chuẩn bị theo đúng yêu cầu của Quy chế thí

điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương do UBND tỉnh ban hành.

Để đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai Đề án “Thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên và tương đương theo nguyên tắc cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018”, trong năm 2018. Tỉnh có 34 công chức thuộc các chuyên ngành hành chính, kế toán, quản lý thị trường, kiểm soát viên đê điều đủ điều kiện dự thi. Kỳ thi đã đảm bảo tỷ lệ cạnh tranh khoảng 15% so với số lượng công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo từng chuyên ngành. Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên và tương đương theo nguyên tắc cạnh tranh năm 2018 là nhiệm vụ quan trọng, tạo sự công bằng và khách quan, từ đó đánh giá, lựa chọn được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của vị trí việc làm theo ngạch chuyên viên; khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu ngạch công chức theo vị trí việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý cán bộ, công chức. Đồng thời, động viên, khuyến khích đội ngũ công chức giữ ngạch cán sự và tương đương và những công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác. Để đạt mục tiêu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ đáp ứng sự nghiệp phát triển của tỉnh và đất nước, Đề án 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc xác định tỉnh sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; đổi mới công tác tuyển dụng công chức, viên chức; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt, Đề án xác định công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ. Các cơ quan, đơn vị phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức; khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực. Xây dựng quy chế buộc thôi

việc, bãi miễn đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ theo quy định của Bộ Chính trị. Những cán bộ đạt phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% có thể xem xét điều động sang vị trí công tác khác. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phân loại đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, hàng năm theo nguyên tắc: Cấp trên đánh giá cấp dưới, người đứng đầu đánh giá những người thuộc quyền quản lý, cấp trên thực tiếp đánh giá người đứng đầu.[5]

1.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, UBND tỉnh Lào Cai đã thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức trong quá trình sử dụng.

Công tác tuyển dụng công chức được đổi mới. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 03/9/2014 Quy định về tuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại. Theo đó, căn cứ vào vị trí việc làm chưa có người đảm nhiệm, các cơ quan tiến hành xây dựng kế hoạch, nhu cầu, vị trí việc làm cần tuyển, gửi Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch. Sau khi kế hoạch tuyển dụng công chức bằng hình thức thi tuyển được UBND tỉnh phê duyệt, Hội đồng thi tuyển tổ chức thi đúng nguyên tắc công khai, minh bạch và mang tính cạnh tranh. Căn cứ nguyên tắc và cách tính điểm trong theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Hội đồng thi thông báo kết quả, trình UBND tỉnh phê chuẩn kết quả trúng tuyển theo quy định. Căn cứ kết quả trúng tuyển được UBND tỉnh phê duyệt, các cơ quan tiến hành tuyển dụng công chức theo chỉ tiêu của từng vị trí việc làm. Kết quả tuyển dụng qua các năm cho thấy tỉ lệ người trúng tuyển vào công chức trình độ ngày càng được nâng cao; đồng thời thực hiện chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, người có công, người tài vào trong bộ máy nhà nước...nhằm giải quyết sắp xếp bố trí việc làm đối với người trong tỉnh, thực hiện chính sách an sinh xã hội, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia vào cơ quan hành chính nhà nước. Kết quả thi tuyển công chức năm 2014 (năm 2015 tạm dừng tuyển dụng): Tổng số 44 thí sinh/179 thí sinh đăng ký dự tuyển; trong đó: Thạc sỹ 3 người, chiếm 6,827%; Đại học 38 người,chiếm

86,36%; Cao đẳng 3 người, chiếm 6,82%; Dân tộc thiểu số 8 người, chiếm 18,18%. Công tác đánh giá công chức được quan tâm. Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá, phân loại cán bộ,công chức, viên chức, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy định về đánh giá công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện tại Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012. Qua 02 năm thực hiện, do có một số vướng mắc phát sinh; đồng thời căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 21/8/2015 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về việc đánh giá công chức tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 62/012/QD- UBND. Theo đó các nội dung, tiêu chí đánh giá, phân loại được định lượng một cách rõ nét, giúp cho người đứng đầu dễ dàng so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các công chức; thông qua việc đánh giá đã chỉ ra mặt mạnh,mặt yếu, những việc làm được chưa làm được, đồng thời có cơ sở để đối chiếu xem xét việc phát huy hoặc khắc phục của công chức. Việc triển khai thực hiện quy định về đánh giá công chức đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đối với đội ngũ công chức lãnh đạo; khắc phục được tình trạng đánh giá qua loa chiếu lệ, cào bằng theo lối mòn cũ; góp phần khuyến khích động viên cán bộ công chức có động cơ làm việc, chấp hành quy địnhcủa Nhà nước và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Hiện tại UBND tỉnh đang chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá cán bộ, đánhgiá công chức xây dựng phần mềm đánh giá để quản lý, theo dõi chặt chẽ hơn đối với công tác đánh giá cán bộ, công chức.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Với yêu cầu, mục tiêu đó,trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức; trong đó, cung cấp những kiếnthức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc,còn thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức. Tính đến hết tháng

12/2015, toàn tỉnh đã thực hiện đàotạo, bồi dưỡng cho 36.818/36.584 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh,huyện, cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, đạt 100% so với kế hoạch.

Việc tổ chức thi nâng ngạch là một bước quan trọng gắn liền với việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời, đáp ứng nhu cầu cần thiết của tỉnh trong quy trình quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Qua đó động viên, khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị trong việc bố trí cán bộ, công chức đúng vị trí việc làm, nhu cầu công việc, tiêu chuẩn ngạch do cơ quan có thẩm quyền quy định; đồng thời đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phù hợp với quy định hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Thông qua kỳ thi, công chức có thêm cơ hội tự đánh giá bản thân, để từ đó nêu cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Kết quả: UBND tỉnh đã tổ chức kỳ thi và thực hiện nâng ngạch cho 124/186 công chức dự thi; cử 57 công chức tham gia thi nâng ngạch tại Bộ Nội vụ và các ngành (gồm 08 công chức nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp; 33 công chức nâng ngạch chuyên viên chính; 08 công chứcnâng ngạch Kiểm lâm viên chính; 08 công chức nâng ngạch Thanh tra viên chính).

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý nhằm mục đích hướng tới chuẩn hoá đội ngũ cán bộ; bao gồm một hệ thống những tiêuchí về phẩm chất, năng lực cán bộ và cơ cấu của đội ngũ cán bộ đảm bảo cho độingũ này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 70/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cấp trưởng phó phòng ban, chi cục và tương đưởng trở xuống trực thuộc sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai. Theo đó, trên cơ sở quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)