2.2.1.1 Về sắp xếp bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị
1. Về bộ máy tổ chức đảng trực thuộc Huyện ủy
Cấp ủy huyện luôn làm tốt công tác rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng. Tiến hành sắp xếp lại các tổ chức cơ sở đảng theo hướng rõ chức năng, nhiệm vụ, giảm đầu mối trực thuộc huyện; tập trung củng cố tổ chức đảng yếu kém, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, đổi mới phương pháp và phong cách lãnh đạo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Hiện nay, toàn Đảng bộ huyện Phú Lương có 58 tổ chức cơ sở đảng, trong đó 15 đảng bộ xã, thị trấn; 02 đảng bộ lực lượng vũ trang; 23 chi, đảng bộ đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và 18 chi bộ cơ quan hành chính. Toàn huyện có 358 chi bộ trực thuộc các Đảng bộ cơ sở.
2. Về tổ chức bộ máy các ban tham mưu, giúp việc của Huyện ủy và Trung tâm BDCT huyện
Thực hiện Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của BCH Trung ương (nay là Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016), Quy định số 220-QĐ/TW ngày 27/12/2013 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện uỷ, Huyện ủy đã rà soát chức năng, nhiệm vụ của các ban xây dựng đảng và chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm. Tổ chức bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc Huyện ủy gồm 5 Ban xây dựng đảng (Ban tổ chức; Ban Tuyên giáo; cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Dân vận, Văn phòng Huyện ủy) và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
3. Về tổ chức bộ máy MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện
Tổ chức bộ máy của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội huyện được bố trí sắp xếp theo đúng Quy định số 282-QĐ/TW ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư. Hiện nay, bộ máy gồm MTTQ và 5 tổ chức chính trị - xã hội huyện (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh).
Đối với khối Đoàn thể của huyên, tùy từng yêu cầu và tính chất công việc từng cơ quan, huyện sẽ bố trí biên chế phù hợp. Ngoài ra, có sự điều động giữa các cơ quan để tăng cường cho công tác chuyên môn.
4. Về tổ chức bộ máy HĐND và các ban của HĐND huyện
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện. Từ năm 2003 đến năm 2015, HĐND huyện được tổ chức theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Thường trực HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND và Ủy viên Thường trực HĐND. HĐND huyện có 02 ban gồm: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội.
Từ năm 2016, HĐND huyện được tổ chức theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: Thường trực HĐND gồm Chủ tịch HĐND, 02 Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng các Ban của HĐND. HĐND huyện có 02 ban gồm: Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Trưởng các Ban của HĐND huyện là cán bộ chuyên trách và 02 Phó ban kiệm nhiệm. 5. Về tổ chức bộ máy UBND huyện
Về tổ chức bộ máy của UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện: Thực hiện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Lương gồm có 13 cơ quan, gồm: Văn phòng HĐND và UBND huyện; Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động – Thương binh và xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra huyện; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Y tế và Phòng Dân tộc.
Căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, lãnh đạo UBND huyện Phú Lương gồm có Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 15 Ủy viên UBND huyện.
2.2.1.2 Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Về thực trạng số lượng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Số lượng cán bộ, công chức cấp huyện ở huyện Phú Lương từ năm 2014-2018 Đơn vị tính: người Năm Lĩnh vực 2014 2015 2016 2017 2018 Cán bộ, công chức 159 159 155 151 148 Tổng số CB, CC, VC 2.089 2.075 2.064 2.059 2.038 Tỷ lệ (%) 7,61 7,66 7,5 7,33 7,26
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo tình hình sử dụng biên chế các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Tại thời điểm 01/01/2019, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng toàn huyện có mặt là 2038 người, trong đó:
Khối Đảng, Đoàn thể: 61 người, trong đó 56 công chức; 3 viên chức; 02 hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP.
Khối Chính quyền: 1977 người, trong đó 92 cán bộ, công chức cấp huyện; 1544 viên chức; 6 Hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP, 335 cán bộ, công chức cấp xã.
Việc phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp được thực hiện công khai hàng năm, kịp thời cho các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn để chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của từng địa phương, đơn vị.
Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng số lượng cán bộ, công chức cấp huyện của huyện Phú Lương chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức của toàn huyện. Từ năm 2015 đến 2018 số lượng giảm dần qua từng năm (từ 2015-2018 giảm 11 người). Nguyên nhân từ năm 2015 huyện thực hiện tinh giản biên chế theo
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với mục tiêu thực hiện bằng được đến năm 2021 giảm 10% biên chế được giao năm 2015, dự kiến đến năm 2021 huyện Phú Lương sẽ còn 143 cán bộ, công chức cấp huyện (giảm 16 người so với năm 2015).
Hình 2.2 Biểu đồ so sánh số lượng cán bộ, công chức cấp huyện ở huyện Phú Lương từ năm 2014 - 2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo tình hình sử dụng biên chế các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
- Thực trạng cán bộ, công chức theo độ tuổi và giới tính
Chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bản thân cán bộ, công chức đó. Nó thể hiện sức khỏe, độ bền, sự trải nghiệm, khả năng giành thời gian cho công việc. Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công chức huyện Phú Lương theo độ tuổi, giới tính được thể hiện cụ thể ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức câp huyện theo độ tuổi và giới tính của huyện Phú Lương giai đoạn 2014- 2018
Năm Tổng số
Độ tuổi Giới tính
Dưới 35 tuổi Từ 35-45 Trên 45 Nam Nữ Người % Người % Người % Người % Người %
2014 159 71 44,65 61 38,36 27 16,99 101 63,53 58 36,47 2015 159 69 43,39 62 39 28 17,61 101 63,52 58 36,48 2016 155 61 39,35 63 40,64 31 20,1 98 61,63 57 38,37 2017 151 57 37,74 65 43,05 29 19,21 94 62,25 57 37,75 2018 148 54 36,48 66 44,59 28 18,93 93 62,83 55 37,17
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Hình 2.3 Biểu đồ so sánh tỷ lệ độ tuổi cán bộ, công chức UBND huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Theo số liệu ở bảng 2.2, tỷ lệ CBCC ở các độ tuổi có tăng có qua các năm tuy nhiên không đáng kể. Tỷ lệ CBCC ở độ tuổi từ 35-45 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đội ngũ CBCC, đây là độ tuổi vừa có sức khỏe đồng thời cùng đã có trải nghiệm và kinh
nghiệm sống và xử lý công việc chuyên môn. Tiếp theo là đến CBCC ở lứa tuổi dưới 35 đa số chưa được thử thách nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý công việc. Nhưng hầu hết số CBCC này lại được đào tạo chính quy và được bố trí công việc đúng chuyên môn, sở trường đã được đào tạo.
Qua bảng 2.2 và hình 2.4 so sánh về tỉ lệ giới tính cho thấy tỉ lệ cán bộ công chức nam cao hơn tỉ lệ nữ, từ năm 2014 đến 2018 tỉ lệ nữ cán bộ công chức của huyện có tăng lên, tuy nhiên không đáng kể.
Hình 2.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ (%) giới tính cán bộ, công chức của huyện Phú Lương giai đoạn 2014-2018
(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện Phú Lương - Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
2.2.2 Thực trạng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức
Về công tác quy hoạch: Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lương đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch cán bộ bảo đảm đúng mục đích, quan điểm, nguyên tắc, phương châm; từng bước khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Hằng năm, cấp huyện và cấp cơ sở tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch kịp thời, đảm bảo phương châm "động" và "mở". Huyện uỷ đã thực hiện công tác quy hoạch và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2010 - 2015; triển khai xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn
2015 - 2020; tiếp tục xây dựng quy hoạch nhiệm 2020-2025 với các đối tượng cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ, Huyện uỷ quản lý; Cấp ủy cơ sở thực hiện công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện cấp mình quản lý.
Trong giai đoạn 2014-2018, công tác quy hoạch cán bộ của huyện Phú Lương có chuyển biến tích cực, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện theo hướng dẫn của cấp trên, nhất là đối với quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp huyện, cấp xã; tỷ lệ nữ, cán bộ dân tộc, cán bộ trẻ có trình độ được quan tâm. Do làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đã giúp cho huyện chủ động nguồn nhân sự cho công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Về công tác bổ nhiệm: Công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử được huyện thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn, đảm bảo các bước theo quy định, nghiêm túc, hiệu quả, dân chủ. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan đều được căn cứ vào quy hoạch cán bộ, có tín nhiệm cao, được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất đề xuất. Trong giai đoạn từ 2014-2018, huyện đã bổ nhiệm 35 cán bộ lãnh đạo (cấp trưởng: 13; cấp phó: 22 người). Trong đó: Nữ 8 (22,8%), Dân tộc thiểu số 14 (40%); Dưới 30 tuổi 6 (17,1%). Cán bộ được bổ nhiệm đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, đã được đào tạo về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, đáp ứng được yêu cầu công tác. Việc giới thiệu cán bộ ứng cử để bầu giữ chức danh chủ chốt được thực hiện theo đúng quy trình, cán bộ được giới thiệu ứng cử cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đào tạo và dần được trẻ hóa. Trong công tác bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đã phát huy được trí tuệ của tập thể lãnh đạo, tập thể cán bộ, công chức trong việc tham gia và quyết định lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đơn vị đảm bảo công khai, dân chủ.
Về công tác luân chuyển cán bộ: Trong những năm qua, huyện Phú Lương luôn coi trọng công tác luân chuyển cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, tạo động lực ổn định và phát triển. Việc luân chuyển, điều động, bố trí sắp xếp cán bộ được thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ và công khai, làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, tạo sự thống nhất giữa nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến, khắc
phục tư tưởng cục bộ, khép kín và những biểu hiện không lành mạnh trong công tác luân chuyển cán bộ. Công tác luân chuyển, điều động và bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước đạt được những kết quả tốt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kết quả, trong nhiệm kỳ giai đoạn 2014-2018 có 2 cán bộ cấp tỉnh luân chuyển về giữ vị trí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện; có 05 cán bộ cấp huyện luân chuyển về giữ vị trí Bí thư Đảng ủy xã; 3 cán bộ cấp huyện luân chuyển về giữ vị trí Phó Chủ tịch UBND xã; 01 can bộ huyện luân chuyển về giữ vị trí Chủ tịch UBND xã; 01 Bí thư Đảng ủy xã luân chuyển giữ vị trí Trưởng Ban KT-XH HĐND huyện. Cán bộ được luân chuyển đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; sau luân chuyển đã có đồng chí được phân công giữ chức vụ cao hơn, hiện nay còn 04 đồng chí tiếp tục thực hiện nhiệm vụ luân chuyển ở các địa phương, đơn vị và được quy hoạch chức danh cao hơn trong thời gian tới.
Qua thời gian thực hiện công tác luân chuyển cán bộ cho thấy có nhiều ưu điểm. Việc luân chuyển tạo nên sự chuyển động mới trong công tác cán bộ, khắc phục một bước tình trạng trì trệ, khép kín và tư tưởng cục bộ địa phương trong công tác cán bộ; có tác dụng thúc đẩy các khâu khác của công tác cán bộ như nhận xét, đánh giá cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Từng bước điều chỉnh và bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cơ sở và những địa bàn khó khăn; tạo nên một trong những bước đột phá góp phần đổi mới sâu sắc công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ luân chuyển có dịp để thể hiện tinh thần trách nhiệm, giúp cán bộ tiếp cận, thử thách với điều kiện, môi trường công tác mới và phát huy được năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn. Hiện nay tại huyện mới chỉ chủ yếu thực hiện luân chuyển dọc, từ cấp tỉnh về huyện, huyện về xã và ngược lại. Còn việc luân chuyển ngang giữa cấp huyện – cấp huyện; cấp xã- cấp xã hầu như chưa thực hiện được. Việc luân chuyển cán bộ từ cấp huyện – cấp xã và ngược lại còn gặp một số vướng mắc như: Biên chế cán bộ, công chức cấp xã là cơ cấu cứng, không còn chỗ để tiếp nhận cán bộ luân chuyển về. Do đó khi luân chuyển cán bộ từ huyện về xã nhưng biên chế và các chế độ vẫn để ở huyện, dẫn
đến huyện thiếu người làm việc mà vẫn phải chi trả lương cho người đi làm việc ở xã. Vì thế, càng đẩy mạnh luân chuyển cán bộ về xã, huyện càng phải chi phí nhiều và càng thiếu người làm, cho nên chỉ luân chuyển có mức độ. Bên cạnh đó quy định về công chức cấp xã và công chức cấp huyện là khác nhau. Nếu chuyển biên chế