Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Do tầm quan trọng của cán bộ, công chức hành chính nhà nước, cho đến nay, có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung, cán bộ, công chức hành chính nói riêng như:

- Thang Văn Phúc- Nguyễn Minh Phúc (2005): Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Nxb. Chính trị quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xá hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Luận văn có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn xây dựng cán bộ, công chức phù hợp với xu thế phát triển nói chung và phù hợp với điều

kiện, đặc trưng của huyện Phú Lương nói riêng.

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong công tác cán bộ mà tác giả có thể vận dụng và kế thừa trong luận văn của mình để đưa ra các tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nói chung và đặc trưng của huyện Phú Lương nói riêng.

- Chu Xuân Khánh (2010): “Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung luận án tác giả chủ yếu đề cập đến những quan niệm về công chức nhà nước của một số quốc gia khác nhau làm cơ sở để phân tích so sánh với thực tiễn công chức ở Việt Nam, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước. Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng về xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam trên cơ sở đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp ở Việt Nam.

- Nguyễn Kim Diện (2006), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hải Dương” Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống được những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng công chức hành chính nhà nước nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Hải Dương nói riêng. Đồng thời cũng đã phân tích và rút ra những đánh giá thực trạng đó một cách khách quan, chính xác về một số ưu điểm và hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức hành chính sự nghiệp nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ mới. Luận án cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, nêu lên những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đổi mới. Song tác giả luận án mới đề cập đến tổng

thể đội ngũ công chức của tỉnh Hải Dương nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể từng cá nhân công chức.

"Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, huyện (Qua kinh nghiệm của Hà Nội)" của Thạc sĩ Cao Khoa Bảng, Nxb Chính trị quốc gia, 2008; chuyên nghiên cứu về đối tượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hà Nội, từ đó đề ra luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay.

- Nguyễn Duy Gia (1990), Tác giả đã đề cập đến việc “Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

- Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước (1998), Các tác giả đã đề cập đến “Đạo đức, phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Bùi Đình Phong (2002), Tác giả đã đề cập đến nững nội dung trong tư tưởng Hồ chí minh trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện công tác cán bộ, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ”, Nxb Lao động, Hà Nội.

- Tô Tử Hạ (2003), “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hiện nay”. Tác giả đã đè cập đến thực trạng công chức hiện nay và nững vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện nay để xây dựng được đọi ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Ngô Hải Phan (2004), Tác giả đã đề cập đến trách nhiệm của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay và đã được công luận án tiến sỹ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Những công trình khoa học này cung cấp nhiều tư liệu quý báu về cơ sở lý luận, về kiến thức, kinh nghiệm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và công chức hành chính nói riêng.Tác giả tham khảo trong quá trình

nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Kết luận chương 1

Ở chương này, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cán bộ, công chức hành chính nhà nước cấp huyện, bao gồm: khái niệm về cán bộ, công chức; khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện; nội dung và các giải pháp chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước rút ra một số bài học tham khảo làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện huyện Phú Lương ở chương 2 và đưa ra một số giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)