- Đối với Trung ương
Một là cần điều chỉnh để việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phải đảm bảo công bằng xã hội, trả lương theo vị trí việc làm, phân biệt sức cống hiến rõ ràng, thực sự là động lực để thu hút cán bộ, công chức cho những trọng trách quan trọng. Tiền lương khác nhau phải căn cứ vào những khác biệt về hiệu quả công việc, không nặng về bằng cấp, tuổi tác, thâm niên trong nghề.
Hai là hoàn thiện hơn các quy chế, quy trình và hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ, công chức; các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức cần khoa học, cụ thể, dễ định lượng hơn.
- Đối với Tỉnh Thái Nguyên
Một là, đề nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục có các chính sách trong việc ưu tiên cán bộ đi tăng cường cơ sở; có chế độ hỗ trợ cho cán bộ đi học theo hướng tăng thêm kinh phí; ban hành các qui định và hướng dẫn cụ thể đối với các huyện, thị xã trong việc thi tuyển, xét tuyển cán bộ, công chức theo hướng để các đơn vị chủ động thực hiện trong tổng biên chế được giao hàng năm.
Hai là, đề nghị UB MTTQ Tỉnh và các sở, ban ngành của Tỉnh tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hướng dẫn các huyện trong Tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện nói chung và huyện Phú Lương nói riêng, nhằm tạo ra cán bộ công chức làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1; Qua đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của huyện Phú Lương ở Chương 2, Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra những nhận định và định hướng phát triển kinh tế- xã hội, cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 của huyện Phú Lương, trong đó phân tích chi tiết từng nội dung liên quan đến định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phú Lương, định hướng cải cách hành chính của huyện đến năm 2025. Trên cơ sở những định hướng chung về kinh tế xã hội và cải cách hành chính, tác giả đã đi sâu phân tích về nội dung phát triển và nâng cao đội ngũ cán bộ công chức của huyện Phú Lương đến năm 2025, trong đó đã nêu bật được quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện giai đoạn 2020-2025 của huyện Phú Lương. Qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện tại huyện Phú Lương giai đoạn 2020-2025. Cụ thể như: Giải pháp quy hoạch đội ngũ và tuyển dụng, giải pháp sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, giải pháp đãi ngộ và tạo cơ hội, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, giải pháp xây dựng văn hóa công sở, giải pháp đầu tư điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị. Thông qua Chương 3 và toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay của huyện Phú Lương.
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với các cấp từ Trung ương, tỉnh Thái Nguyên đến UBND huyện Phú Lương để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của huyện Phú Lương giai đoạn 2020-2025.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và nhà nước ta tiến hành đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước nói chung, của huyện Phú Lương nói riêng đã có bước phát triển về chất lượng. Cán bộ công chức huyện Phú Lương đã có những đóng góp nhất định trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế của địa phương. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo công chức đã đạt được kết quả nhất định. Số lượng, chất lượng công chức của huyện từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, năng lực, trình độ, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận công chức vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó cán bộ công chức còn nhận thức chưa cao về trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức công vụ, công chức do vậy cần phải bổ sung hoàn thiện nhiều mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới của huyện Phsu Lương. Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức huyện Phú Lương phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cũng như có nhận thức nhạy bén về tư tưởng, chính trị, sự rèn luyện không ngừng về đạo đức, lối sống thì mới có thể vừa thực hiện tốt công việc, vừa là tấm gương cho người dân trong huyện phấn đấu noi theo. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý tại địa phương.
Mặc dù đã ý thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Phú Lương, nhưng thực tế triển khai công việc này đã gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề tồn tại. Qua quá trình nghiên cứu đề tài: "Giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” luận văn đạt được một số kết quả sau:
1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC hành chính nhà nước cấp huyện nói riêng.
2. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, từ đó rút ra bài học có thể tham khảo vận dụng cho huyện Phú Lương.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện của huyện Phú Lương và công tác tổ chức cán bộ của huyện; qua đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
4. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị
Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra; kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn có cơ sở khoa học và phủ hợp, đảm bảo sự tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu của tác giả không tránh được những nhận định chủ quan, do vậy luận văn có thể còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự quan tâm góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện luận văn và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Lương, Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Thái Nguyên.
2. Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Lương, Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức các năm 2016,2017,2018, Thái Nguyên.
3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, ban hành ngày 15/3/2010.
4. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế công chức, ngày 20/5/1950.
5. Đức Hiền (2018). (Bước chuyển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
(https://hdnd.vinhphuc.gov.vn/noidung/DienDanDaiBieuNhanDan/Lists/DienDa nDBND/View_Detail.aspx?ItemID=65), 20/5/2019.
6. Phòng Nội vụ huyện Phú Lương (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Thái Nguyên. 7. Phòng Nội vụ huyện Phú Lương (2016,2017,2018), Báo cáo kết quả đánh giá, xếp
loại cán bộ, công chức các năm 2016,2017,2018, Thái Nguyên.
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2008) Luật Cán bộ, công chức, ban hành ngày 13/11/2008.
9. Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai (2018) “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Lào Cai”, (https://laocai.gov.vn/snoivu/1237/27797/46010/239397/Tin-tuc---Su- kien/Nang-cao-chat-luong-doi-ngu-can-bo--cong-chuc-tinh-Lao-Cai.aspx), 20/5/2019.
10. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.