2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế huyện Phú Lương. Ngoài ra, nhân dân Phú Lương còn trông các loại cây lương thực và hoa màu khác như: ngô, khoai, sắn. Trồng các cây công nghiệp như: cây chè, cây lạc, cây đỗ tương... trong đó cây chè có vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Phú Lương là huyện có diện tích trồng chè lớn thứ 2 trong tỉnh Thái Nguyên (sau huyện Đại Từ), không những
thế chè Phú Lương còn nổi tiếng về chất lượng.
Ngoài trồng trọt, nhân dân Phú Lương còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, lợn, gà, vịt... để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng ruộng. Trong chăn nuôi, ngành cá phát triển nhất tại xã Cổ Lũng. Cùng với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, Phú Lương còn đẩy mạnh việc trồng cây lâu năm nhằm cung cấp cho ngành công nghiệp trong và ngoài tỉnh như: gỗ, tre, nứa...
Phú Lương là huyện còn nhiều nghề thủ công, giỏi nghề đan lát, đồng bào Tày ở các xã như Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý; đồng bào Sán Dìu ở các xã Cổ Lũng, Vô Tranh giỏi các nghề làm trống, sản xuất gạch ngói. Chợ phiên là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng đã có từ xưa, lớn nhất là chợ Đu. Ngày nay, thương mại và dịch vụ phát triển hẩu khắp các xã, Đu là trung tâm thương lại, dịch vụ lớn nhất của huyện.[11]
2.1.2.2 Đặc điểm xã hội
Phú Lương được ví như phên dậu của vùng ATK trong thời kỳ kháng chiến, là nơi thành lập Đại đoàn 308 quân tiên phong (nay là Sư đoàn 308) tại TK. Dương Tự Minh; nơi thành lập Bệnh viện Quân y 108 tại xã Yên Trạch; Học viện Hậu cần thành lập tại xóm Hạ; là nơi đóng quân của Viện Bỏng Quốc Gia; là nơi sản xuất đầu tiên loại súng Bazoka (xưởng sản xuất tại TT. Giang Tiên). Có di tích lịch sử Đền Đuổm, là di tích thời Lý - thế kỷ XII, nơi thờ vị Anh hùng dân tộc Dương Tự Minh.
Về tình hình dân tộc, tôn giáo: Huyện có 3 tôn giáo chính là Đạo Phật, Đạo Công giáo và Đạo Tin lành. Đạo phật: có 02 chùa với khoảng trên 3.000 phật tử tham gia tại Chùa Thông (xã Tức Tranh) và Chùa Đu (Thị trấn Đu). Đạo Công giáo: có 01 giáo xứ tại xóm Yên Thủy (xã Yên Lạc); có 05 giáo họ với khoảng 1.500 giáo dân (gồm: Yên Thủy, Yên Thủy 1; Khe Cốc; Tân Bình 1; Tân Bình 2). Đạo Tin lành có 3 điểm nhóm tại 03 xóm người Mông với trên 140 hộ dân (xóm Đồng Tâm - Động Đạt; xóm Na Sàng và xóm Phú Thọ (xã Phú Đô)).
Về công tác giáo dục, y tế, lao động việc làm: Toàn huyện có 45/56 trường học đạt chuẩn quốc gia; Có 13/15 trạm y tế xã đạt chuẩn. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của huyện gần 10% (hàng năm giảm 2%/năm). Tạo việc làm mới cho lao động nông thôn đạt
1.930 lao động; xuất khẩu lao động đạt 135 lao động (Năm 2016).[11]