Tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 28)

1.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Theo Bộ Y tế tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Thể lực, trí lực và tâm lực:

Thể lực:

- Tỷ lệ nguồn nhân lực theo độ tuổi (%) - Tỷ lệ nguồn nhân lực theo giới tính (%) - Tỷ lệ nguồn nhân lực theo Loại Sức khỏe (%)

Trí lực:

- Tỷ lệ nguồn nhân lực theo trình độ học vấn, chuyên môn (%)

- Kỹ năng: khả năng chẩn đoán các bệnh khó, thao tác thành thục, tham gia mổ.

 Số lượng nguồn nhân lực tham gia sáng kiến, nghiên cứu khoa học. - Thâm niên: Tỷ lệ nguồn nhân lực có thâm niên trong ngành.

- Căn cứ vào Quyết định số 4602/QĐ-BYT ban hành ngày 4/10/2019 hướng dẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, khảo sát hài lòng người bệnh, nhân viên y tế và phân công kiểm tra chéo của các Bệnh viện YHCT năm 2019 (http://hailong.chatluongbenhvien.vn/).

 Tỷ lệ % số người được hỏi đánh giá “Sự hài lòng về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế”

Tâm lực:

- Theo tiêu chí đánh giá bệnh viện, mức độ hài lòng của người bệnh về thái độ phục vụ bệnh nhân của nhân viên YHCT dựa vào:

 Tỷ lệ % số người được hỏi đánh giá “hài lòng / rất hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên y tế”

 Tỷ lệ % số người được hỏi đánh giá “Bình thường/không hài lòng/ rất không hài lòng thái độ phục vụ của nhân viên y tế”

1.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nhân lực là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp và nó chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng rất khác nhau.

Theo Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) cũng như Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2009) thì chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất và kỹ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ.

Trong luận văn, tác giả lựa chọn đánh giá chất lượng nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp thông qua 3 tiêu chí đó là: thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động.

Như tổ chức Y tế thế giới khẳng định sức khỏe của con người là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Đánh giá sức khỏe, thể lực của người lao động được căn cứ vào các tiêu chí: tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động trong kỳ khảo sát. Các chỉ tiêu từng tiêu chí được xác định thông qua thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính và công tác điều tra xã hội học.

Đánh giá về trí lực

Đánh giá về trí lực của người lao động được căn cứ vào các tiêu chí: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, thâm niên. Các chỉ tiêu của từng tiêu chí được xác định thông qua thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính trong 2 năm từ năm 2018 – 2019. Từ đó, so sánh và đưa ra đánh giá sự thay đổi chất lượng nguồn nhân lực qua hai năm.

Đánh giá về tâm lực

Đánh giá về tâm lực được căn cứ vào các tiêu chí: Mức độ hài lòng của người bệnh về thái độ phục vụ bệnh nhân của nhân viên y tế; Khả năng chịu áp lực công việc. Các chỉ tiêu của từng tiêu chí được xác định thông qua Đánh giá chất lượng bệnh viện được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế theo quyết định số 4602/QĐ- BYT. Từ đó đưa ra đánh giá về tâm lực của nguồn nhân lực trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 28)