Đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

2.1. Tổng quan về chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.3. Đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ

cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.3.1. Đặc điểm ngành y tế

Ngành y tế là ngành khoa học đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự phát triển cao về kỹ thuật, công nghệ. Yếu tố công nghệ đóng góp khá quan trọng, nó giúp tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Bên cạnh đó, cần kết hợp hài hòa giữa công nghệ và con người để phát huy cao nhất sức mạnh của y tế. Bởi vậy, ngành y tế đòi hỏi cán bộ nhân viên y tế là những người không chỉ có trí tuệ cao mà phải có đạo đức tốt “Lương y như từ mẫu”. Nghề y là nghề liên quan không chỉ đến sức khỏe, mà còn

đến tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.

Trong nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị cho rằng: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nỗ lực nâng cao y đức và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Hay nói khác hơn yếu tố nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế là nhân tố rất quan trọng, vì liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người nên nguồn nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế cần phải được “tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Ngành y tế có rất nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành vừa có tính độc lập vừa có tính gắn kết với các chuyên ngành khác. Số lượng chuyên ngành lớn nên ngành y tế đòi hỏi một lượng lớn nhân viên để phục vụ các chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó các chuyên ngành có tính gắn kết nên các nhân viên cần có khối kiến thức nền tảng trước, và sau đó chuyên sâu từng chuyên ngành để xử lý công việc hiệu quả nhất. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực y tế cần có sự đầu tư về kinh phí và có lộ trình cụ thể để vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ngành y tế là ngành cung ứng dịch vụ và thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội của quốc gia, là ngành luôn nhận được sự quan tâm và chịu sự phán xét cao của dư luận khi xảy ra những sai sót chuyên môn và y đức của người cán bộ y tế. Vì vậy, nhân viên y tế phải tập trung cao độ, gắn trách nhiệm với tính mạng của người bệnh. Họ lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người luôn phải tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải và môi trường tại các đơn vị y tế. Bên cạnh đó, nhân viên y tế chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân. Đây là lý do ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực y tế hiện nay.

Hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực y tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện về tự nhiên, những vùng khó khăn về giao thông, vị trí địa lý không thuận lợi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; điều kiện kinh tế - xã hội như dân số, trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trình độ dân trí, kiến thức, hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe cho bản thân,… Bên cạnh đó, có tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực y tế là sự phát triển của hệ thống y tế tại địa phương; chất lượng nguồn nhân lực y tế, bao gồm việc đào tạo, đào tạo liên tục, bố trí sắp xếp công việc phù hợp, cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý; chế độ đãi ngộ đặc biệt; chính sách thu hút thỏa đáng đối với cán bộ y tế; môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ để phát huy hết năng lực trong công tác khám, chữa bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)