Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 33)

Quan điểm của lãnh đạo và các chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp:

Nghiên cứu của Đỗ Phú Trần Tình và cộng sự (2012) cho rằng 1 trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với doanh nghiệp là quan hệ với lãnh đạo cũng như chính sách quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Lãnh đạo tổ chức là người đề ra các chủ trương, mục tiêu, chính sách cho tổ chức. Một khi người lãnh đạo tổ chức coi trọng công tác nguồn nhân lực trong tổ chức thì sẽ đưa ra quyết định phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển tổ chức vững mạnh. Từ đó, giữ chân được nhân tài trong tổ chức, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài về làm việc cho tổ chức.

Môi trường, điều kiện làm việc

Theo như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vũ (2015) và Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011) các yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực là chính sách sử dụng, chính sách đào tạo, chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc. Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Đối với người lao động, làm việc trong một môi trường làm việc đảm bảo sẽ tạo cho người lao động yên tâm và hăng hái khi làm việc. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với tổ chức.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của tổ chức

Theo nghiên cứu của Katou (2009) 3 trong các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực là vốn, công nghệ và quy mô doanh nghiệp. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị của tổ chức thể hiện quy mô, sự phát triển của tổ chức. Nếu tổ chức lớn mạnh sẽ đầu tư trang bị cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến góp phần đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu cho công việc của người lao động thì người lao động có điều kiện để phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân, nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả cho tổ chức. Từ đó, tạo ra yếu tố cạnh tranh để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về cống hiến cho tổ chức. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì các trang thiết bị ngày càng đổi mới đặt ra yêu cầu cho người lao động của tổ chức phải không ngừng nâng cao trình độ công gnheej thông tin, kỹ năng để sử dụng và vận hành các trang thiết bị hiện đại đó, đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành y học cổ truyền tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 32 - 33)