3.3.3.1 Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, nhằm tạo nguồn cầu về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
Để phát triển các doanh nghiệp nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, trong thời gian tới huyện Đoan Hùng cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Các cơ quan thông tin đại chúng của huyện Đoan Hùng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác xã và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính. Giảm đến mức thấp nhất thời gian và chi phí khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, muốn vậy cần khẩn trương và kiên quyết thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện các chính sách kinh tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, chính quyền địa phương cần sớm hoàn chỉnh các chính sách đã được ban hành như:
Đối với chính sách đất đai, cần mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp được thuê đất lâu dài phục vụ cho hoạt động kinh doanh. C ó chính sách ưu đãi tiền thuê đất
một cách thoả đáng đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở những lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư.
Đối với chính sách tín dụng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn, kể cả các ngân hàng thương mại của Nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp.
Đối với chính sách thuế, cần đẩy mạnh việc đổi mới chính sách thuế theo hướng đơn giản, ổn định, công bằng, khuyến khích kinh doanh hợp pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp sau khi cấp gấy phép đăng ký kinh doanh.
Thứ năm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng sản xuất như hệ thống thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước, hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng…nhằm làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, nhất là các loại thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường các sản phẩm khoa học công nghệ, thị trường vốn nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh ngày một hiệu quả hơn.
3.3.3.2 Tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi trong việc giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
Trước hết, đó là trách nhiệm trong thu hút lao động tại địa phương - nơi doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi. Các doanh nghiệp hoạt động phải có lợi nhuận, nên họ chỉ tuyển những lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của họ, song lao động bị thu hồi đất là lao động nông nghiệp, chưa được đào tạo nghề nên ngay lập tức đáp ứng được yêu cầu của họ là không thể. Điều này đặt ra vấn đề là qui định trách nhiệm của doanh nghiệp và đào tạo nghề cho nông dân trước một bước. Tuy nhiên, cả hai điều này trên địa bàn huyện Đoan Hùng tuy có làm nhưng chưa
hiệu quả. .Mặc dù có cam kết giữa chính quyền các cấp và doanh nghiệp về tiếp nhận lao động, hỗ trợ và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất, nhưng với nhiều lý do khác nhau các cam kết này không được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Cùng với trách nhiệm tiếp nhận lao động, các doanh nghiệp khi tiếp nhận quĩ đất thu hồi phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Bởi lẽ, hiện tượng bỏ hoang, sang nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích khi thu hồi đất là một thực tế đang diễn ra trên phạm vi cả nước nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng.
Kết luận chương 3
Đoan Hùng là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, tình trạng thất nghiệp nhiều. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống của người lao động là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện .
Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề giải quyết việc làm trong những năm qua, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện đã có nhiều chủ trương, giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm. Những kết quả thu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo... bước đầu đã tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn người lao động.
Tuy nhiên, trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm của huyện còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại: tỷ lệ người thất nghiệp còn cao, số người thiếu việc làm cao đang là hiện tượng phổ biến đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Mặt khác, số lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn, chất lượng nguồn lao động thấp, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, cơ chế chính sách giải quyết việc làm còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh... Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc và khó khăn.
Để nhanh chóng giảm được sức ép về lao động và việc làm, phát huy thế mạnh và tiềm năng của huyện hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ hệ thống các chính sách theo như những phân tích và những nhóm giải
nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng huyện Đoan Hùng thành đô thị có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững; cùng với cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; phấn đấu thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quá trình thu hồi đất để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của Huyện Đoan Hùng đã có những tác động tích cực đến việc làm thu nhập và đời sống của nông dân bị thu hồi đất; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng hoá nghề nghiệp cho người dân. Từ đó điều kiện sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh những tác động tích cực, thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT - XH nói chung và việc làm của nông dân bị thu hồi đất nói riêng. Về mặt tổng thể xã hội, sự mất mát của hộ nông dân bị thu hồi đất có ý nghĩa nhưng quyền lợi thiết thực và chính đáng của họ chưa được quan tâm, giải quyết thoả đáng, đặc biệt là vấn đề tạo việc làm.
Tạo việc làm không đơn thuần là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, mà nó còn bao gồm cả yếu tố Nhà nước thông qua các chính sách và những yếu tố xã hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản xuất, trong môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra. Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động, trong đó có đối tượng là nông dân bị thu hồi đất (thiếu hoặc không có tư liệu sản xuất chủ yếu - đất đai) có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân người lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Đoan Hùng, luận văn đã đi sâu phân tích các khía cạnh ảnh hưởng đến hiện trạng việc làm của nông dân bị thu hồi đất, qua đó, để tạo việc làm cho họ đòi hỏi phải thực hiện nhiều phương thức, biện pháp và phải có sự linh hoạt trong phối hợp, đan xen các phương thức, biện pháp đó một cách nhuần nhuyễn. Những kết quả đạt được về tạo việc làm trong thời gian qua chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người nông dân bị thu hồi đất, tính thiếu bền vững trong các biện pháp tạo việc làm đang là một khó khăn có thể cản trở quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa huyện .
giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của huyện Đoan Hùng: (1) Nhóm giải pháp về ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước; (2) Nhóm giải pháp đối với người nông dân bị thu hồi đất và đào tạo, chuyển đổi nghề cho họ; (3) Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi.
* Kiến nghị đối với Trung ương
Thứnhất, cần nhất quán quan điểm coi vấn đề đảm bảo ổn địnhviệc làm, thunhập và đờisống của người dân có đất thu hồi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa, đô thị hóa nói riêng, là vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức đất nước.
Thứhai, Nhà nước phải định chế hóa việc giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bằng các văn bản pháp quy.
* Kiến nghị đối với chính quyền huyện Đoan Hùng
Thứnhất, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
Thứhai, việc thực hiện các dự án phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa trước hết phải tính đến lợi ích của bản thân những người lao động và gia đình họ sau khi bị thu hồi đất.
Thứ ba, các chính sách giải tỏa đền bù đối với đất sản xuất nông nghiệp phải gắn với việc giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Thứ tư phải xem công tác đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất là vấn đề vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản, lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Frank Ellis, 1993. Peasant Economics ( Second Edition). Cambridge University Press.
[2] Chu Văn Vũ, 1995. Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam. NXB Xã Hội. [3] Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. NXB CTQG
[4] Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
[5] Chính phủ (2012), Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp.
[6] Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[7] Phạm Thị Thủy (2014),Việc làm cho nông dân khi bị thu hồi đất ở Hà Nội -
Luận văn tiến sĩ kinh tế.
[8] Ban Bồi thường GPMB huyện Đoan Hùng (các năm: 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018), các Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các năm từ: 2013 - 2018
[9] Bộ Tài nguyên - Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014//TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
[10] Chính phủ (2012), Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp.
[11] Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. [12] Chính phủ (2006), Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg quy định về giải pháp hỗ trợ
dậy nghề và VL cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
[13] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013.
[14] UBND huyện Đoan Hùng (2013), Báo cáo số 1237/KH-UBND ngày 12/7/2013 về Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013.
[15] UBND huyện Đoan Hùng (2013), Kế hoạch số 1610/KH-UBND ngày 21/8/2013 của UBND huyện Đoan Hùng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
[16] UBND huyện Đoan Hùng (2014), Báo số 177/BC-UBND ngày 03/11/2014 báo cáo kế quả thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010 – 2014) thực hiện đề án; Dự kiến kế hoạch năm 2015 giai đoạn năm 2016 – 2020.
[17] UBND tỉnh Phú Thọ (2009) Quyết định số 2427/QĐ-UBND ngày 25/8/2009. [18] UBND tỉnh Phú Thọ (2011), Quyết định số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27/4/2011 ban hành Quy định, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh.
[19] UBND tỉnh Phú Thọ (2012) Quyết định: số 24/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012; số 1467/2011/QĐ-UBND ngày 27/4/2011; số 994/QĐ-UBND ngày 24/4/2013.
[20] UBND tỉnh Phú Thọ (2013), Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về việc ban hành đơn giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
[21] UBND tỉnh Phú Thọ (2014), Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 ban hành Quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
[22] UBND tỉnh Phú Thọ (2014), Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc ban hành giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.