Các khái niệm liên quan đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)

1.1.3.1 Các quan niệm về việc làm

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật”.

Quan niệm của Đại từ điển kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh”. Với quan niệm này, có rất nhiều hoạt động của người lao động sẽ không được xem là việc làm. Ví dụ như những hoạt động bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh,... để có thu nhập ổn định không được tính đến. Chính những hoạt động đó đã tạo nên sự ổn định về các điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra suôn sẻ.

Theo PGS PTS Phạm Đức Thành, PGS Mai Quốc Chánh, “Việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và những điều kiện cần thiết sử dụng sức lao động đó”. Quan điểm này có mặt tích cực là khái quát được bản chất của việc làm thừa nhận mọi hoạt động có ích đều là việc làm và chỉ ra được cách thức tạo việc làm.

nhất quan điểm mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012: Luật số 10/2012/QH13 ở Khoản 1, Điều 9, Chương II, Bộ luật Lao động (sửa đổi): “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm". Như vậy, việc làm là lao động của con người nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân và gia đình không bị pháp luật ngăn cấm, bao gồm:

- Những người làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật (gọi là việc làm được trả công).

- Những người làm các công việc tự làm hoặc các công việc gia đình để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho các công việc đó (gọi là việc làm không được trả công).

Việc làm là khái niệm mang tính chất động. Vì vậy, người ta chia việc làm thành những phạm trù xã hội - nghề nghiệp khác nhau như:

- Việc làm chính thức: Là công việc chính mang lại thu nhập chính (đối với những việc làm được trả công) và những thu nhập về của cải vật chất cho bản thân và gia đình (đối với những việc làm không được trả công).

Việc làm không chính thức: Là những công việc làm thêm ngoài công việc chính. Chẳng hạn, đối với người nông dân, việc làm chính của họ là sản xuất nông nghiệp trong mùa vụ, còn việc làm không chính thức là những việc làm thêm trong lúc nông nhàn.

Việc làm bền vững: Là việc làm mà nó tạo ra các cơ hội cho người lao động được làm việc một cách có hiệu quả, có thu nhập công bằng, bảo đảm an toàn tại nơi làm việc, tạo điều kiện để cá nhân phát triển và khuyến khích hòa nhập xã hội, cho phép mọi người được tự do bày tỏ những mối quan tâm của mình, được tự do tổ chức và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và bảo đảm cho tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng.

ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm. Việc làm ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinh sống, làm việc của người lao động nông thôn và có thể phân thành hai loại sau:

Việc làm thuần nông: là những hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi dựa trên cơ sở kế thừa kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được truyền qua các thế hệ. Loại việc làm này thường thiếu sự ổn định và có mức thu nhập thấp, bấp bênh.

Việc làm phi nông nghiệp: Đây là việc làm trong các ngành nghề, lĩnh vực ngoài sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn (như công nghiệp, dịch vụ, quản lý). Đây là những việc làm đòi hỏi nguồn lao động được đào tạo, rèn luyện để có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu công việc.

Luận án cho rằng: Việc làm là hoạt động lao động của con người, là dạng hoạt động kinh tế - xã hội, đó là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất theo những điều kiện phù hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng lợi ích con người (cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội). Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.Vì vậy, hoạt động được xem là việc làm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, là hoạt động lao động của con người. Đây là hoạt động có mục đích của con người, con người dùng sức cơ bắp và thần kinh tác động vào đối tượng lao động thông qua công cụ lao động, cải biến nó phù hợp với nhu cầu của chính mình.

Thứ hai, để có việc làm đòi hỏi phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Với ý nghĩa đó, để người lao động có việc làm đòi hỏi phải đầu tư phát triển sản xuất, phải tạo ra một số lượng tư liệu sản xuất có khả năng đáp ứng yêu cầu của người lao động. Đồng thời, cần thường xuyên nâng cao chất lượng, số lượng sức lao động để có thể sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất có được.

Thứ ba, để có việc làm trình độ và năng lực của người lao động phải phù hợp với tư liệu sản xuất. Nói cách khác, để sức lao động có thể kết hợp được với tư liệu sản xuất, thì người lao động phải có một trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp nhằm sử dụng tư liệu sản xuất đó.

Thứ tư, việc làm là kết quả của sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất phải tạo ra một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định nào đó. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó phù hợp với lợi ích của con người.

Thứ năm, việc làm là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động không bị luật pháp ngăn cấm. Người lao động được tự do hành nghề, liên danh, liên kết, thuê mướn lao động trong khuôn khổ pháp luật và sự hướng dẫn, tạo môi trường của Nhà nước để có thể tự tạo việc làm cho mình. [6]

1.1.3.2 Một số lý thuyết tạo việc làm

Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Có nhiều lý thuyết tạo việc làm của các nhà kinh tế, cụ thể như sau:

- Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư - tăng trưởng kinh tế. Muốn tăng trưởng kinh tế phải có tích lũy, để từ đó có vốn đầu tư mở rộng tái sản xuất, tạo ra nhiều việc làm. Đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tỷ lệ tích lũy thấp, dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực giá rẻ để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm tạo ra “cú huých”, từ đó tạo thêm nhiều việc làm.

- Lý thuyết tạo việc làm của W.Athur Lewis. Ông đã đưa ra mô hình kinh tế nhị nguyên, sau đó được các nhà kinh tế học John Fei, Gustar Ranis, Harris áp dụng phân tích quá trình tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển. Vì vậy, khi có một mức lương cao hơn trong khu vực này thì các nhà đầu tư sẽ sử dụng ngay nguồn lao động dư thừa từ nông nghiệp chuyển sang.

- Lý thuyết của W.Athur.Lewis được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng khác tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận cứ của họ xuất phát từ khả năng phát triển và tiếp nhận lao động của khu vực công nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn công

nghệ sản xuất, trong đó có công nghệ sử dụng nhiều lao động nên có thể thu hút hết lượng lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Nhưng việc di chuyển lao động được giả định là do chênh lệch về thu nhập giữa lao động của hai khu vực trên quyết định. Khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hút lao động nông nghiệp khi có sự dư thừa lao động nông nghiệp và chênh lệch tiền công giữa hai khu vực đủ lớn. Nhưng khi nguồn lao động nông nghiệp dư thừa ngày càng cạn dần thì khả năng duy trì sự chênh lệch về tiền lương sẽ ngày một khó khăn. Đến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp, làm cho giá cả nông sản tăng lên và kéo theo đó là mức tăng tiền công tương ứng trong khu vực công nghiệp.

- Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Torado. Lý thuyết này phân tích khả năng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Theo đó, quá trình dịch chuyển lao động chỉ diễn ra suôn sẻ khi tổng cung về lao động từ nông nghiệp phù hợp với tổng cầu ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển lao động này không những phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập mà còn dựa vào xác suất tìm được việc làm đối với lao động nông nghiệp và sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế. Theo Torado, lao động nông thôn có thu nhập thấp, vì thế họ quyết định di chuyển ra khu vực thành thị để có thu nhập cao hơn.

- Lý thuyết tạo việc làm của Harry Toshima. Theo Harry Toshima, lý thuyết của W.Athur.Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở các nước châu Á gió mùa. Bởi vì, nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong mùa vụ và chỉ dư thừa lao động lúc nông nhàn. Vì vậy, Harry Toshima cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những lúc nông nhàn bằng cách thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,... Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. Bằng cách đó, sẽ tạo việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nông nhàn để nâng cao thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết.

Các lý thuyết về tạo việc làm nêu trên đều tập trung luận giải các xu hướng, biện pháp nhằm tạo việc làm. Mặc dù các lý thuyết chưa làm rõ vai trò của Chính phủ trong việc kết hợp các chính sách kinh tế với chính sách xã hội để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm. Song nó có tác dụng gợi mở những phương thức, biện pháp để tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, trong đó có bộ phận nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Luận văn cho rằng: Tạo việc làm không đơn thuần là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, mà nó còn bao gồm cả yếu tố Nhà nước thông qua các chính sách và những yếu tố xã hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản xuất, trong môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra. Nói cách khác, tạo việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và quản lý).

Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động, trong đó có đối tượng là nông dân bị thu hồi đất (thiếu hoặc không có tư liệu sản xuất chủ yếu - đất đai), có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân người lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, tạo việc làm là quá trình:

Một là, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất. Số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng khai thác, quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó.

Hai là, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động; chất lượng sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục, đào tạo, phổ cập nghề nghiệp, văn hóa, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Ba là, tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như các chính sách của Nhà nước, các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường hàng hóa sức lao động, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao,...

Bốn là, cần phải được xem xét cả từ ba phía: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Vì vậy, tạo việc làm theo nghĩa rộng là tổng thể những mục tiêu, quan điểm, cơ chế, chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.

Tạo việc làm theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, trong đó có nông dân bị thu hồi đất, thiếu hoặc không còn đất sản xuất, nhằm tạo ra chỗ làm việc cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.[4] [5] [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)