Kinh nghiệ mở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 50)

+ Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng cũng đồng thời lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp. Thống kê cho thấy, khi tỷ lệ đô thị hoá nâng lên 1,5 thì nhu cầu sử dụng đất tăng lên 1 . Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi đã lên đến 7,3 triệu ha. Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu nông dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3 người nông dân thất thiệp. Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác nhau để giải quyết vấn đề này như:

Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào huyện mở doanh nghiệp và được hưởng các chính sách ưu đãi như các đối tượng thất nghiệp ở huyện .

Áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người nông dân bị thu hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên, mức lương hàng tháng không thấp hơn 120 mức lương tối thiểu của địa phương.

+ Kinh nghiệm của Nhật Bản.

Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của một nền văn hoá lúa nước. Nhật Bản đã có một số biện pháp phát triển khôn khéo và có hiệu quả sau: Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng

lượng và thông tin liên lạc.

Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông nghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nông thôn.

Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn. Từ đó tạo việc làm cho nông dân, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị.[6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 50)