Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc làm cho người bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 56)

- Nguyễn Thị Thơm - ThS Phí Thị Hằng (Đồng chủ biên), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Từ nghiên cứu thực trạng một số tỉnh trọng điểm đồng bằng sông Hồng mà Hải Dương là tiêu biểu, các tác giả đã bàn sâu về quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa, các KCN, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. Người nông dân mất đất, mất tư liệu sản xuất đồng nghĩa với mất hoặc thiếu việc làm. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc này là vấn đề bức thiết đặt ra; từ đó các tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Hải Dương đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

- Luận án tiến sỹ kinh tế (2010) của NCS Nguyễn Văn Nhường: "Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)”. Tác giả đi sâu vào phân tích những nội dung lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, đồng thời đánh giá thực trạng đời sống người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

- Nguyễn Hữu Dũng (2004), Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, CNH nông nghiệp, nông thôn. Tác giả nêu lên thực trạng về lao động và việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa và đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề này.

- Nguyễn Hữu Dũng (2005), Đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động. Ở bài viết này, tác giả cho rằng CNH kéo theo quá trình đô thị hóa và có tác động hai mặt: một mặt, làm cho bộ mặt của các tỉnh, huyện thay đổi theo hướng hiện đại; mặt khác, làm cho một số lao động bị mất việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và tác giả đưa ra các hướng giải quyết cho vấn đề nêu ra.

- Ngô Đức Cát (2004), Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông nghiệp. Tác giả đề cập đến thực trạng đất nông nghiệp bị thu hồi ồ ạt ở nước ta dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp không có việc làm, thu nhập thấp, tệ nạn xã hội…

- Hà Thị Hằng (2008), Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất ở nước ta hiện nay. Tác giả đã đề cập khái quát tình trạng thu hồi đất của nông dân ở nước ta, phân tích sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm, thu nhập của nông dân từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho đối tượng này trong thời gian tới.

- Lê Văn Lợi (2013), Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục. Tác giả phân tích thực tế cho thấy, quá trình thu thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu đô thị, KCN đã làm nảy sinh một số vấn đề xã hội như: Nông dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài; tình trạng “hẫng hụt” về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách “bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng; ô nhiễm môi trường sống. Từ đó tác giả đề xuất có những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức thu hồi, phân chia lợi ích và kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của nhân dân.

Nhìn chung, các công trình trên đã phần nào phản ánh được vấn đề việc làm và giải quyết việc làm, trong đó có lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đó là vấn đề không chỉ riêng ở một địa phương hay khu vực nào, mà đang diễn ra ở tất cả mọi miền

đất nước trong tiến trình CNH, HĐH và đô thị hóa. Qua đó cho thấy, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển như Đảng ta đã đề ra là cả một quá trình chông gai, đòi hỏi sự đồng tâm, thống nhất của toàn xã hội mới có thể thực hiện được, trong đó, Nhà nước là người “nhạc trưởng” với vai trò quản lý và điều hành, cần có những cơ chế, chính sách huy động xã hội tham gia một cách tích cực, có vị trí quan trọng nhất.

Tóm lại, đối với các công trình trong nước trên bình diện chung của quốc gia, việc nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm được các tác giả đề cập trong các tác phẩm, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ nêu lên những quan niệm cơ bản, định hướng, kinh nghiệm phát triển việc làm và giải quyết việc làm cho các đối tượng khác nhau. Những quan niệm, định hướng, kinh nghiệm đó đã giúp cho tác giả luận án có nhiều cơ sở khoa học cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Đoan Hùng được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, những công trình trong nước đề cập đến những vấn đề có tính hiện trạng chung, nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ở các góc độ nhất định của việc thực hiện chính sách về lao động, việc làm trên một số mặt, trên bình diện chung của cả nước hoặc một vài địa phương nhất định; chưa phân tích sâu những căn nguyên của tình hình biến động việc làm và áp lực tạo việc làm cho đối tượng là nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.[6]

1.4.2 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Đoan Hùng

1.4.2.1 Những vấn đề có liên quan đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Việt Nam.

Việc thu hồi đất để tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa và tạo việc làm cho người nông dân sau thu hồi đất đang là bài toán khó của Chính phủ và các địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Nếu không đánh giá tổng quát, khoa học về sự tác động nhiều mặt của thu hồi đất đến việc làm thu nhập và đời sống của người nông dân sẽ không tìm ra "nền tảng" cho việc ổn định chính trị, KT - XH ở

nhiều nơi trong cả nước.

- Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá sự tác động, sự cần thiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng của thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa đến việc làm của người nông dân bị thu hồi đất; trên cơ sở đó đưa ra hệ thống các giải pháp và khuyến nghị nhằm tạo việc làm cho họ.

Nhiều công trình tập trung nghiên cứu, xác định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm. Nhiều công trình chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho lao động ở Việt Nam nói chung và nông dân sau thu hồi đất tại huyện Đoan Hùng nói riêng. Tuy nhiên, nó có tác dụng gợi mở khi phân tích thực trạng việc làm và đề ra những giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả về vấn đề việc làm giải quyết việc làm, sinh kế của các hộ thuộc diện giải tỏa, tái định cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,…và việc thực hiện các chính sách liên quan đến giải tỏa, đền bù, thu hồi đất, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, trong đó có đối tượng là nông dân bị thu hồi đất. Đó là những căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để kế thừa và phát triển cho quá trình nghiên cứu thực hiện của luận án.

1.4.2.2 Những nội dung về việc làm và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Đoan Hùng cần được tiếp tục nghiên cứu

- Các nghiên cứu trên đưa ra quan niệm chung nhất về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, tạo việc làm cho họ; tuy nhiên chưa chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

- Đối với các nghiên cứu đánh giá về chính sách, phần lớn các nghiên cứu nghiêng về góc độ quản lý kinh tế và cung cấp các thông tin về thu hồi đất, trong khi đó mảng nghiên cứu, phân tích trực diện về chính sách cho nông dân bị thu hồi đất lại khá hiếm, đặc biệt vấn đề đào tạo, chuyển đổi ngành nghề - mảng then chốt để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất hiện nay hầu như chưa có những đầu tư phân tích một cách thỏa đáng.

- Những “khoảng trống” từ các công trình đã nghiên cứu cũng như các kinh nghiệm và bài học rút ra sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các công trình nghiên cứu với quy mô lớn hơn và có hệ thống cũng như vận dụng đa phương pháp để thực hiện các điều tra về thực trạng, nhu cầu việc làm của nông dân bị thu hồi đất. Trong đó, nghiên cứu mới cần lấp được "khoảng trống” sau:

+ Cơ sở khoa học về phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Hệ thống hóa những tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa tới việc làm của nông dân bị thu hồi đất.

+ Mô tả và phân tích các vấn đề về thực trạng việc làm tạo việc làm của nông dân bị thu hồi đất. Những thuận lợi, khó khăn của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến phát triển KT - XH, việc làm thu nhập và đời sống của nông dân ở huyện Đoan Hùng hiện nay.

+ Phân tích quá trình thực hiện, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại huyện Đoan Hùng, các chính sách hỗ trợ cũng như hiệu quả của các chính sách này đối với việc làm của nông dân bị thu hồi đất.

+ Những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân bị thu hồi đất và những đề đạt, kiến nghị chính quyền các cấp ở huyện Đoan Hùng, nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách phát triển KT - XH nói chung và các chính sách đối với nông dân bị thu hồi đất nói riêng để đảm bảo thực hiện đúng nội dung của các quyết định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển bền vững.

+ Cần chỉ ra những khác biệt về tác động của các nhân tố KT - XH tại huyện Đoan Hùng và các nhân tố nảy sinh từ việc hội nhập kinh tế quốc tế đến quy mô, mức độ của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và các vấn đề liên quan như: việc làm tạo việc làm cho lao động của huyện Đoan Hùng trong thời gian tới.

Kết luận chương 1

cực của quá trình này. Đặc biệt là việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm tạo việc làm đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị thu hồi đất trở nên bức thiết. Nghiên cứu điều tra, khảo sát về các vấn đề này sẽ là những luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện, thực thi các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho nông dân bị thu hồi đất.

Việc nghiên cứu về việc làm tạo việc làm cũng như các chính sách hỗ trợ cho người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở huyện Đoan Hùng là một trong những vấn đề bức thiết, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong điều kiện tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh. Vì vậy, vấn đề này đòi hỏi phải được nhận thức rõ hơn và có các giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Do đó, đề tài tiếp tục nghiên cứu việc tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Đoan Hùng và đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp để thực hiện công tác tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG GIAI ĐOẠN 2013- 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 56)