Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả tạo việc làm cho nông dân bị thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

diễn ra trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tệ nạn xã hội đang trở thành vấn đề rất nghiêm trọng mà một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất là do chưa giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động dẫn đến “nhàn cư vi bất thiện”.

Qua kết quả điều tra và nghiên cứu, nhiều nhà khoa học và quản lý xã hội đã đi đến kết luận rằng: Số người thất nghiệp đóng góp vào các tệ nạn xã hội chiếm một tỷ lệ đáng kể, bao gồm, ma tuý, mại dâm, trộm cắp, đâm thuê, chém mướn... Bởi lẽ, đối với người lao động, mất việc làm là mất nguồn thu nhập, mất kế sinh nhai, con người sẽ mất đi phương cách sống chủ yếu nhất để thể hiện và khẳng định mình. Vì vậy, bản thân người lao động và gia đình họ dễ rơi vào tình trạng khốn khó, túng quẩn, khủng hoảng về tinh thần, thiếu niềm tin vào cuộc sống, mặc cảm, tự ti vì nghèo hèn, dễ bị tổn thương, thậm chí bất mãn về chính trị, gây nên các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật...làm đảo lộn nếp sống lành mạnh và ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục, gây bất ổn xã hội. Đặc biệt, đối với người lao động nhập cư ở đô thị lớn, vấn đề thất nghiệp trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều, do họ luôn phải đối diện với nhu cầu hết sức bức bách là phải có tiền để lo toan cuộc sống như: tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, tiền đóng học phí cho con cái... do đó, một khi những nỗ lực tìm kiếm việc làm chính đáng mà pháp luật không cấm không thực hiện được thì những việc làm phi pháp, tệ nạn xã hội là chỗ cho một bộ phận người thất nghiệp bấu víu để tồn tại và xoa dịu sự tổn thương về tinh thần.[6]

1.1.6 Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất đất

Tạo việc làm là quá trình tạo ra và kết hợp giữa các yếu tố tư liệu sản xuất, sức lao động và các điều kiện KT - XH khác để đảm bảo cho việc làm diễn ra và duy trì việc làm. Tạo việc làm liên quan đến nhiều chủ thể, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước. Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất chính là quá trình mà người nông dân sử dụng sức lao động của mình có thể tự do tìm kiếm được một công việc phù hợp, cũng như là quá trình mà người sử dụng lao động có thể tìm kiếm được những người lao động thoả mãn được những yêu cầu của mình về cả mặt số lượng và chất lượng, là quá trình Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi để người nông dân bị thu hồi đất có thể thực hiện quá trình lao động của họ. Do vậy, nội dung của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất gồm:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể về việc thu hồi đất nông nghiệp và kế hoạch tạo việc làm cho nông dân khi thu hồi đất. Trước khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước dựa trên quy hoạch tổng thể về kế hoạch sử dụng đất do Chính phủ ban hành để thực hiện việc thu hồi như: tổng diện tích đất thu hồi, vị trí đất thu hồi. Sau đó, Nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá xã hội ban đầu để nắm được chính xác đặc điểm cộng đồng dân chuyển cư, nguồn lao động của cộng đồng người sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án; thống kê, phân tích thực trạng cơ cấu và chất lượng nguồn lao động của nhóm dân cư đó theo tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, đặc điểm gia đình và mức sống; đánh giá tổng quát những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm thu nhập, đời sống của người nông dân.

- Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện KT - XH cần thiết nhằm phát triển thị trường sức lao động. Dựa trên việc đánh giá những tác động của thu hồi đất đến việc làm của nông dân, Nhà nước xây dựng các văn bản pháp quy để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư người nông dân bị thu hồi đất theo hướng bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập hợp pháp cho bản thân người nông dân và gia đình của họ.

- Phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất. Sau khi thu hồi đất, nhà nước và doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra nhu cầu về việc làm và tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.

- Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để người nông dân có cơ hội tìm được việc làm. Vì người nông dân mất việc làm do không có trình độ, chuyên môn nghề nghiệp, do vậy, Nhà nước xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân theo hướng phù hợp với khả năng của nông dân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp - chủ đầu tư sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố trí việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp này. Xây dựng cơ chế ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi của người nông dân trong việc giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

- Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nông dân khi bị mất đất chủ động tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và việc làm mới phù hợp với bản thân thông qua các chính sách trợ giúp của Nhà nước và các doanh nghiệp, đồng thời bản thân người nông dân cũng có cơ hội tìm việc làm và duy trì việc làm ở các dự án sử dụng đất nông nghiệp thu hồi hoặc tìm được các công việc khác do sự phát triển KT - XH tạo ra. [6]

1.1.6.2 Tiêu chí đánh giá kết quả tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Thứ nhất, tỷ trọng số người nông dân khi thu hồi đất tìm được việc làm và được làm việc trong các khu công nghiệp và khu đô thị mới trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. Tiêu chí đánh giá này phản ánh hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của doanh nghiệp và khả năng thích nghi của chính bản thân người nông dân.

Thứ hai, tỷ trọng số nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ trọng những người được đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường sức lao động trong tổng số nông dân bị thu hồi đất. Tiêu chí đánh giá này phản ánh hiệu quả công tác hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi ngành nghề cho nông dân bị thu hồi đất.

Thứ ba, tỷ trọng những người nông dân khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn trong tổng số nông dân bị thu hồi đất. Tiêu chí đánh giá này phản ánh kết quả của công tác giải quyết việc làm cho nông dân,

nếu tỷ trọng những người nông dân khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn càng lớn thì chứng tỏ các giải pháp của Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp là chưa hiệu quả và không gắn với thực tế của địa phương đó.

Thứ tư, tỷ trọng số người nông dân sau khi thu hồi đất được Nhà nước hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)