3.3.2.1 Quy hoạch quản lý các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn
thực tiễn cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho lao động đặc thù, lao động thuộc diện di dời, giải toả, thu hồi đất sản xuất không những tập trung đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, mà cần đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc dạy nghề cần được đầu tư đồng bộ, ngoài nguồn hỗ trợ của Trung ương, huyện dành một khoản ngân sách nhất định để đầu tư, đồng thời huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước.
- Nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, hình thành đội ngũ thợ lành nghề, các nghệ nhân có kinh nghiệm để dạy nghề, truyền nghề ở một số nghề đặc thù. Có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao vào các cơ sở dạy nghề của huyện .
- Việc rà soát, quản lý lao động nông thôn, lao động thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất chưa qua đào tạo nghề ở địa phương cần được thực hiện thường xuyên. Công tác tuyên truyền vận động học nghề để chuyển đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cần được thực hiện tích cực.
- Trên cơ sở nhu cầu học nghề, Sở LĐTBXH cần phối hợp với các sở, ngành liên quan, các cơ sở dạy nghề rà soát, chỉnh sửa chương trình dạy nghề và bổ sung nghề mới nâng tổng số nghề đào tạo trong danh mục nghề và mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn huyện tăng lên.
- Các cơ sở dạy nghề cần tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp đưa học viên đi thực tập, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành nghề dịch vụ du lịch, nấu ăn, buồng - bàn - bar, lễ tân, quản lý nhà hàng, khách sạn. Các nghề nông nghiệp như trồng nấm, trồng hoa cây cảnh, nuôi cá nước ngọt được các cơ sở dạy nghề giảng dạy thực hành trực tiếp tại các tổ hợp tác, ao cá ở địa phương.
- Cần bố trí cán bộ chuyên trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc phòng LĐTBXH, và bố trí cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác lao động và dạy nghề của phòng. 100 cán bộ ở xã, phường đều được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất.
3.3.2.2 Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức, cách thức đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất
- Chính quyền địa phương cần quy định cụ thể về đào tạo ngắn ngày cho lao động bị thu hồi đất tại doanh nghiệp, khu công nghiệp. Người học nghề phải tập trung học một, hai công đoạn sản xuất tương đối thành thạo trong vài tuần lễ cho đến một tháng là có thể làm được việc. Trong quá trình làm việc, họ tiếp tục học các công đoạn khác. Ngày nay, hình thức đào tạo này khá phổ biến và dễ áp dụng đối với những người có trình độ học vấn không cao, mau chóng đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đào tạo theo hợp đồng giữa chính quyền địa phương với cơ sở đào tạo đối với những học viên học nghề thuộc diện thu hồi đất với phương thức, các doanh nghiệp sử dụng đất chịu trách nhiệm kinh phí theo hợp đồng. Số học viên này được lựa chọn trước hết phải có trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp trung học cơ sở. Hình thức này thường áp dụng với những lao động tuổi đời còn thấp có khả năng phát triển lâu dài.
- Quan tâm đào tạo theo nhu cầu tìm kiếm việc làm mới ở các nơi khác ngoài địa bàn huyện cho lao động bị thu hồi đất.
Các lớp học nghề cho số lao động này, tạo điều kiện cho một bộ phận trong số lao động này có thể đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
- Các địa phương cần có chính sách hướng nghiệp đối với con em vùng giải tỏa bị thu hồi đất ngay từ cấp học phổ thông nhằm giúp cho học sinh, thanh niên định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề, học nghề, có chương trình phổ cập nghề cho thanh niên, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, không ngừng cập nhật, nâng cao tay nghề cho người lao động trong doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi đối với các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế trong đổi mới trang thiết bị, máy móc, phương tiện, vật tư phục vụ cho dạy và học nghề. Để làm tốt công tác đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất, cần tiến hành những giải pháp cụ thể như sau:
việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về việc sắp xếp, bố trí tái định cư cho nhân dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; tăng cường nguồn lực cho các dự án hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho lao động, đồng thời dành nguồn lực ưu tiên cho dự án vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm cho những địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn.
Thứ hai, UBND các địa phương cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các KCN.
Thứ ba, Sở LĐTBXH của tỉnh Phú Thọ cần phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến cho đối tượng là lao động bị thu hồi đất thấy được lợi ích của việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ cho lao động thông qua dạy nghề, tạo việc làm thay vì việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền.
Thứtư, đối với các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động ở khu vực tái định cư cần mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của địa phương, với tập quán và thực tiễn sản xuất cũng như yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp.
Thứnăm, cần đẩy mạnh việc liên kết với các doanh nghiệp, thực tế lâu nay, nhiều học viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề, khi tuyển dụng vào làm việc ở các doanh nghiệp đều phải bỏ một khoản kinh phí đáng kể để đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Thứsáu, để khuyến khích người lao động ở khu vực tái định cư tham gia tích cực vào việc học nghề cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo, bằng cách, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình “có việc làm” đối với những đối tượng bị thu hồi đất. Hình thành quỹ việc làm của huyện ủy thác ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với lao động học nghề đã tốt nghiệp để họ tự tạo việc làm.
3.3.2.3 Tăng cường giáo dục tính chủ động về tự tạo và tìm kiếm việc làm, tránh tư tưởng ỷ lại của nông dân vào các cấp chính quyền
Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của người lao động trong chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Mặc dù, các cấp chính quyền đã có nhiều cố gắng, tích cực, năng động trong giải quyết việc làm cho họ nhưng bản thân người lao động thiếu tích cực, chủ động thì cũng không thể mang lại hiệu quả cao. Nếu không tích cực học nghề mới để chuyển đổi nghề nghiệp thì người lao động khó mà tìm kiếm được việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ.