1.2.1.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia
Các chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách của Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ người lao động tham gia vào quá trình phát triển KT - XH góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Nội dung các chương trình được xây dựng trên cơ sở gắn với nhiệm vụ phát triển KT - XH của đất nước, địa phương trong từng giai đoạn, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương và từng nhóm đối tượng lao động cụ thể.
Năm 2000, Chính phủ phê duyệt danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình với mục tiêu cụ thể: phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 – 1,5 triệu lao động.
Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009”.Mục tiêu của Quyết định này được chia thành hai giai đoạn. [4]
- Giai đoạn 2011 – 2015 hướng phấn đấu đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, trong đó: Khoảng 4.700.000 lao động nông thôn được học nghề (1.600.000 người học nghề nông nghiệp; 3.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70 ;
- Giai đoạn 2016 – 2020 hướng phấn đấu đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: Khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80 . [6]
1.2.1.2 Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hình thức biểu hiện cơ bản của thị trường lao động. Vấn đề GQVL, giảm thiểu thất nghiệp về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu về lao động trên thị trường sức lao động. Theo nghĩa đó, xuất khẩu lao động là hướng đi quan trọng vừa tăng cầu lao động, GQVL cho người lao động, vừa tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động và tăng thu cho ngân sách nhà nước, vừa nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại, vừa mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế.
Hiện nay, xuất khẩu lao động (đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) là hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội quốc tế. Nhiều nước đã coi xuất khẩu lao động là một chính sách lớn, một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng nhằm
giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp. Ngoài hình thức xuất khẩu lao động còn có các hình thức khác như: hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác triển khai và ứng dụng công nghệ, trao đổi chuyên gia… cũng đang mở rộng. Tất cả những hình thức trên đã tạo nên trào lưu dịch chuyển và phân công lao động quốc tế, giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của mỗi quốc gia. Vì vậy, xuất khẩu lao động được nhiều nước coi là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. [6]
1.2.1.3 Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống và các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống là phương thức giải quyết việc làm rất hiệu quả. Làng nghề truyền thống của Việt Nam rất phong phú và đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, phân bố ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Làng nghề là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội cho người lao động dễ tìm được việc làm tăng thu nhập. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.790 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, phương thức này đã, đang và sẽ được duy trì, ngày càng có xu hướng phát triển tốt.
Cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển to lớn, đóng vai trò quan trọng, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ góp phần vào phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mà còn góp phần tích cực trong tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, giảm sức ép về lao động, việc làm và các vấn đề xã hội khác. [6]
1.2.1.4 Tự tạo việc làm thông qua thị trường sức lao động
Người nông dân bị thu hồi đất có thể tự tạo việc làm thông qua thị trường sức lao động. Sự phát triển thị trường sức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến tạo việc làm cho người lao động. Bởi lẽ, nếu thị trường sức lao động phát triển hoàn thiện, đồng bộ bao gồm cả hệ thống khuôn khổ pháp lý cho thị trường sức lao động hoạt động, hệ thống công cụ, bộ máy tổ chức thị trường sức lao động... thì nó sẽ cung cấp đầy đủ, thường xuyên, chính xác thông tin cho cả bên cung và bên cầu lao động, làm cho cung
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, nếu thị trường sức lao động chưa phát triển thì các bên cung và cầu lao động khó gặp nhau trên thị trường, các doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động, còn người lao động thì khó tìm được việc làm dẫn đến nỗ lực tự tạo việc làm của người lao động rất khó khăn. [6]