Tác động của thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 39)

việc làm của nông dân.

1.1.5.1 Tác động tích cực

- Tạo sức ép mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

+ Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, một bộ phận đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng, cải tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế

- Kỹ thuật và KT - XH càng hiện đại thì sẽ kích thích gia tăng hội tụ các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất, thúc đẩy các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ phát triển. Từ đó tạo ra ngày càng nhiều việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, đi liền với quá trình này là sức ép mạnh mẽ đối với cả nước cũng như từng địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

+ Thu hồi đất để phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa còn thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư dôi từ nông nghiệp (do không còn đất nông nghiệp để canh tác hoặc chuyển mục đích sử dụng đất) vào làm việc và tăng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Do vậy, tạo sức ép chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi cơ cấu việc làm

Thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ, do đó cơ cấu lao động, việc làm của người lao động cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Hiện nay cơ cấu lao động, việc làm thay đổi theo các xu hướng:

+ Gia tăng lao động, việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nhưng giảm lao động, việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Gia tăng lao động, việc làm có trình độ chuyên môn cao, lao động phức tạp (lao động được đào tạo, có chuyên môn, nghiệp vụ) nhưng giảm lao động, việc làm có trình độ chuyên môn thấp, đặc biệt là lao động giản đơn chưa qua đào tạo, lao động phổ thông.

+ Gia tăng lao động, việc làm có năng suất, thu nhập cao, tạo nhiều giá trị gia tăng nhưng giảm lao động, việc làm có năng suất, thu nhập thấp.

Có thể thấy, sự thay đổi cơ cấu việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa theo các xu hướng trên đây là do xuất phát từ sự gia tăng, hội tụ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở đô thị khi mà ở đó những lợi thế về các nguồn lực dồi dào ở đô thị ngày càng được tận dụng khai thác tối đa như: Chi phí giao dịch thấp, giao thông vận tải thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn vốn đầu tư, thông tin, tiến bộ khoa học - kỹ thuật,…

- Thúc đẩy khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm đối với người lao động, đặc biệt, đối tượng là nông dân bị thu hồi đất.

+ Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao. Do xu hướng giảm lao động, việc làm có trình độ chuyên môn thấp và tốc độ gia tăng dân số nên một bộ phận người lao động, nhất là nông dân trong độ tuổi lao động khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, buộc phải tự trang bị cho mình kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Vì vậy, thu hồi đất cho công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tự động hướng một bộ phận lao động tham gia vào các chương trình giáo dục, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đồng thời làm chuyển biến nhận thức của người dân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thể hiện thông qua việc xã hội chuyển từ mô hình đại gia đình nhiều thế hệ đông con của xã hội nông thôn truyền thống, sang mô hình gia đình ít con theo kiểu đô thị

+ Thị trường lao động hoạt động sôi động hơn. Tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang công nghiệp hóa, đô thị hóa càng cao thì tốc độ tăng trưởng việc làm và tốc

độ hội tụ dân số, lao động ở đô thị có quy mô càng lớn. Sự gia tăng về cả hai phía cung và cầu lao động cùng với môi trường kinh tế năng động như đô thị chính là những điều kiện cơ bản để phát triển mạnh mẽ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm giáo dục, đào tạo nghề, dịch vụ thông tin thị trường sức lao động,…

- Tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho người lao động nông nghiệp, đặc biệt là nông dân trong độ tuổi lao động khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các lĩnh vực khác.

Như đã phân tích, thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa tạo thêm nhiều việc làm mới, làm thay đổi cơ cấu lao động, việc làm góp phần nâng cao trình độ cho người lao động, thúc đẩy thị trường sức lao động hoạt động sôi động hơn.... Từ đó đã tạo ra nhiều cơ hội để người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi việc làm dễ dàng hơn sang các lĩnh vực kinh tế khác. Đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.

- Góp phần cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng gia tăng lực lượng lao động trẻ, khỏe vào phát triển kinh tế.

Thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa góp phần thu hút được một lực lượng lớn lao động trẻ, khỏe từ các vùng, miền. Do đó, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế ở huyện và các xã nói chung phát triển một cách năng động.

- Góp phần hiện đại hóa đời sống cư dân nông thôn và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc những giá trị truyền thống, tinh hoa văn hóa vùng miền.

+ Quá trình thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa tạo điều kiện cải biến cư dân nông thôn từ những người nông dân với nền sản xuất lúa nước phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên trở thành những cư dân thành thị có tác phong công nghiệp, nếp sống văn minh và có đời sống văn hóa cao hơn, do đó góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa chung của đô thị. [6]

Bên cạnh những tác động tích cực đã nêu trên, quá trình thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta cũng làm nảy sinh những vấn đề KT - XH cần quan tâm giải quyết như:

- Trong ngắn hạn, giảm việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp, đặc biệt là bộ phận nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất.

Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các KCN, khu kinh tế, KCX, khu đô thị và các công trình công cộng đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp, do đó làm giảm việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp. Một bộ phận nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất có mức thu nhập thấp hơn so với trước thu hồi đất nên điều kiện sống của họ gặp nhiều khó khăn hơn.

- Làm cho một bộ phận người lao động trong diện thu hồi đất nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp.

Thực tế, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị sẽ dẫn đến một bộ phận không nhỏ những người lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và mặt bằng sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp) mất việc làm hoặc buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vì vậy, mất đất sản xuất đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, không còn kế sinh nhai. Hơn nữa, đại đa số họ có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, không có vốn để tự tổ chức việc làm. Có thể nói, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây trở ngại lớn cho nhóm dân cư bị thu hồi đất, biến họ trở thành những người thiếu việc làm hoặc thất nghiệp tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi ngay chính trên quê hương mình.

- Gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất và tạo áp lực giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đối với chính quyền địa phương.

Do chênh lệch về phát triển KT - XH giữa nông thôn và đô thị mà hình thành nên lực đẩy ở khu vực nông thôn và lực hút ở khu vực đô thị. Mức độ công nghiệp hóa, đô thị

hóa càng cao, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp càng lớn, tỷ lệ lao động mất việc làm ở nông thôn càng cao, sự chênh lệch về phát triển kinh tế.

- Xã hội giữa nông thôn và thành thị càng lớn thì các luồng nhập cư nông thôn - đô thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là hiện tượng khách quan của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nó có vai trò rất to lớn trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển của các đô thị. Tuy nhiên, các luồng nhập cư tự do từ các vùng nông thôn chỉ tập trung chủ yếu vào một số rất ít những đô thị lớn không những làm gia tăng sức ép về vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường... mà còn làm gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm đặc biệt là với nông dân trong độ tuổi lao động. [6]

1.1.5.3 Sự cần thiết phải tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp:

Tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là vấn đề cần thiết phải được Đảng, Nhà nước, các địa phương và chủ thể sử dụng đất thu hồi nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, từ đó có sự quan tâm đúng mức và phải coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, địa phương. Điều đó bắt nguồn từ các yêu cầu sau:

Một là, ổn định cuộc sống cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp:

Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu đô thị và các công trình công cộng đã tác động rất lớn đến việc làm điều kiện sống và thu nhập của nhiều hộ nông dân, do: Thứ nhất, họ phải thay đổi nơi cư trú, từ chỗ sống gắn với ruộng vườn đến sống ở các khu nhà phân lô hoặc diện tích ruộng vườn nhỏ sẽ làm xáo trộn cuộc sống vốn có trước đây và ảnh hưởng rất lớn đến các công việc làm thêm của họ. Thứ hai, khi bị thu hồi đất sản xuất làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp mất việc làm truyền thống, thất nghiệp hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp nhưng rất khó khăn, bởi đa số họ đều có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, thiếu vốn để tổ chức việc làm. Hơn nữa, đối với họ, việc tìm kiếm một nghề để ổn định cuộc sống là không đơn giản, vì thiếu những điều kiện cơ bản như vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ…

Hai là, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Một trong những thiếu sót lớn nhất của công tác thu hồi đất là các chính sách xã hội bền vững sau thu hồi đất. Trong những năm qua, tạo việc làm cho bộ phận lao động nông nghiệp dôi dư do quá trình thu hồi đất nông nghiệp đạt hiệu quả thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp thất nghiệp tương đối cao, bởi vì:

Thứ nhất, việc sử dụng nguồn lao động còn lãng phí, chưa tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động nông nghiệp. Thực tế cho thấy, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp một bộ phận nông dân, nhất là lao động lớn tuổi và lao động nữ bị thất nghiệp, khó chuyển đổi được nghề nghiệp do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, sức khỏe yếu, khó thích nghi được các công việc nặng nhọc như đạp, xe thồ, vận chuyển cát sạn, thợ hồ... Do đó, dẫn đến thu nhập bình quân của một số hộ sau thu hồi đất giảm sút, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó họ phải đối mặt với các khoản chi phí ngày càng cao như: tiền học phí cho con cái, tiền khám chữa bệnh, tiền vệ sinh môi trường, tiền điện, tiền nước....

Thứ hai, nguồn lao động của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngày càng tăng do các hộ vẫn chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, trong khi yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng cao.

Ba là, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân bị thu hồi đất, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Quy hoạch đô thị, di dời, giải toả, bố trí lại nơi cư trú, phát triển cơ sở hạ tầng,...đã làm cho những người nghèo đa số là những nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp, không có vốn, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thấp, bị hạn chế trong khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội hoặc là những người làm ăn thua lỗ, bị phá sản, những người nghèo nhập cư từ nông thôn thiếu các điều kiện pháp lý, chẳng hạn như: hộ khẩu, giấy đăng ký tạm trú,... để học nghề và tham gia vào thị trường sức lao động. Vì vậy, đã nghèo họ lại nghèo hơn và khả năng tiếp cận các nguồn lực do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang lại cũng kém đi. Khi thất nghiệp, người lao động, nhất là những người nghèo và người thân trong gia đình họ không có đủ thu nhập để

uống, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể thao,... làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, gây bất bình đẳng xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không chỉ tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, mà còn góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, giảm các tệ nạn xã hội

Tạo việc làm duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)