Quan điểm của đề xuât đối với huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 109)

Từ nhận thức trên, quan điểm có tính định hướng của Đảng và Nhà nước tác giả luận án đưa ra năm quan điểm về tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Huyện Đoan Hùng như sau:

Thứnhất, tạoviệclàm chonôngdânbị thuhồiđấtphảidựa trênquanđiểmtoàndiện, bìnhđẳng,pháttriểnbềnvữngvàđồngbộ

Tính toàn diện được thể hiện, đối với mỗi dự án thu hồi đất (bất kể phục vụ cho mục đích gì), các cấp chính quyền cần phối hợp với chủ đầu tư thông báo kế hoạch cụ thể, công khai, minh bạch cho người dân, nơi có đất bị thu hồi. Tránh tình trạng kế hoạch mập mờ về thời gian, phạm vi quy hoạch; giá cả đền bù không rõ ràng…

Tính bình đẳng được thể hiện, giá đền bù phải tuân thủ nguyên tắc thị trường và đảm bảo nơi ở mới có điều kiện tối thiểu bằng nơi ở cũ. Tránh tình trạng lợi dụng danh nghĩa Nhà nước để ép giá đền bù hoặc lừa dân để có giá chênh lệch cao, sau đó chuyển nhượng dự án kiếm lời. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khiếu kiện

Tính bền vững thể hiện, không chỉ có giá đền bù thoả đáng theo thị trường, mà còn cần tạo điều kiện cho người dân bảo đảm được cuộc sống sau này, bằng cách tạo việc làm mới để họ có thu nhập thường xuyên, duy trì được cuộc sống ổn định. Tránh tình trạng ở nhiều địa phương, người dân sau khi nhận tiền đền bù, tiêu hết vào việc xây nhà, sắm sửa đồ đạc, thậm chí dư giả thì ăn tiêu, cờ bạc. Sau khi tiêu hết tiền thì lại rơi vào cảnh thất nghiệp, thậm chí thiếu ăn.

Đồng bộ tức là đồng thời kết hợp nhiều giải pháp tạo việc làm trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hiện trạng nông thôn đang thiếu việc làm cùng với mất việc làm do đất bị thu hồi để công nghiệp hóa, đô thị hóa thì nguy cơ thiếu việc làm càng trầm trọng hơn, nếu chỉ nhìn vào quỹ đất để phát triển nông nghiệp.

Thứhai, đảmbảo việc làm,thu nhậpvà đờisống ổn địnhcho nông dânbị thu hồiđất một trong những vấn đề tính trung tâm, một nhiệm vụ quan trọng trong quá trìnhcôngnghiệphóa,đô thịhóa

Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa là một phạm trù KT - XH tổng hợp, phức tạp không chỉ là vấn đề kinh tế hay xã hội đơn thuần. Tạo việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tức là quá trình đó bắt đầu từ công tác giáo dục - đào tạo, phổ cập nghề, chuẩn bị cho người nông dân những điều kiện cần thiết trong quá trình chuẩn bị chuyển đổi nghề để bước vào thị trường sức lao động.

Mục tiêu phát triển các công trình công nghiệp, đô thị là nhằm phát triển KT -XH, xây dựng đô thị ngày một khang trang, hiện đại, không ngừng nâng cao mức sống, điều kiện sống, sinh hoạt của người dân. Để phục vụ sự phát triển đó, trước khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, chính quyền các cấp cần xây dựng các phương án tạo việc làm mới cho nông dân bị thu hồi đất. Bởi, chỉ có việc làm thì người lao động mới có thu nhập để ổn định cuộc sống lâu dài. Nếu không tạo cho nông dân một điều kiện làm việc có thu nhập và đời sống tốt hơn trước khi đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi là sự thất bại của quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Do vậy, tạo việc làm cho nông dân cần phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, là một trong những vấn đề có tính trung tâm của quá trình này.

Thứba, tạoviệc làmcho nôngdânbị thuhồiđấtlàtrách nhiệmcủa cáccấp ủyĐảng, chính quyền địa phương, của các ban ngành, các tổ chức chính trị - hội, hội - nghềnghiệphuyện Đoan Hùng.Đồng thời,cácđơnvị,doanhnghiệpsửdụngđấtnông nghiệp phải trách nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cùngxãhộitạoviệc làmchonôngdânđểhọ cóthunhập,ổnđịnhcuộcsống.

Được sử dụng những mảnh đất mà người lao động phải hy sinh những quyền lợi cơ bản của mình - quyền có việc làm - các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ và trách nhiệm quan tâm đến việc tạo việc làm cho nông dân. Các doanh nghiệp không thể đứng ngoài quá trình tạo việc làm này mà phải tích cực cùng với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội cùng tham gia giải quyết. Đây là trách nhiệm xã hội của những người kinh doanh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Các tổ chức đoàn thể, là những cầu nối quan trọng đưa lại sự liên kết giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và nông dân trong việc phối hợp tạo và tìm kiếm việc làm. Sự phối hợp này sẽ đưa nông dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp đến với nhau để cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Thứ tư, khuyến khích bản thân người lao động tự tạo việc làm một trong những nhântốđảmbảotính ổnđịnhviệc làmchonôngdânbịthuhồiđất

Một trong những vấn đề cơ bản của việc đổi mới nhận thức về việc làm là coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động. Nông dân bị thu hồi đất cần phải nâng cao ý thức tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của chính bản thân mình, có như vậy mới phát huy hết năng lực sáng tạo, tính năng động xã hội để tạo việc làm chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước và xã hội. Cũng cần nhận thức rằng, trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ có những người thiếu may mắn do không đủ những điều kiện phát triển để cạnh tranh nên không thể tạo được việc làm cho mình, đối với các đối tượng này Nhà nước cần có chính sách riêng để giải quyết. Vai trò Nhà nước ở đây thể hiện qua việc tạo ra điều kiện, môi trường thuận lợi cho họ vươn lên, giúp cho họ “cần câu” để họ “câu cá”, chứ không phải cho họ cá. Nhà nước sẽ tác động vào thị trường sức lao động làm cho nó linh hoạt, tạo ra cơ hội phong phú về

nhau trong một môi trường pháp lý thuận lợi.

Thứ năm, trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, phải phát huy mọi tiềm năng được, khaitháctốiđa các tiềm năng về vốn,kỹ thuật vàkinhnghiệm làm ăn của dân, đồngthờitranhthủvà sửdụngcó hiệu quảcácnguồnvốnđầu tưtrongvà ngoài nước vàocácchươngtrình,dựán cómụctiêu

Chính quyền huyện cần có kế hoạch, chiến lược phát triển hướng vào sử dụng có hiệu qủa tiềm năng lao động, đồng thời tạo ra những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp để nông dân nhường đất tích cực tham gia các hoạt động kinh tế để có thu nhập và phát triển kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội.

3.3 Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác tạo việc làm khi Nhà nước thu hồi

đất thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 109)