Quan niệm về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng chục vạn hộ gia đình đã phải nhường đất để di dời đến nơi định cư mới theo sự sắp xếp của các nhà quản lý. Cùng với đó là hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, do đó sẽ có hàng chục vạn lao động không còn cơ hội được làm việc trên mảnh đất của mình. Số lao động đó hoặc phải chuyển sang các ngành nghề mới, hoặc phải chấp nhận cảnh không có việc làm. Để đảm bảo ổn định cuộc sống cho những người nhường đất, tạo việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước; đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc phấn đấu đạt được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Từ những phân tích các lý thuyết, quan niệm về việc làm tạo việc làm trên cơ sở thực tiễn phát triển KT - XH của Việt Nam và huyện Đoan Hùng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế hiện nay, luận án cho rằng: Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là hoạt động lao động của người nông dân trong độ tuổi lao động, là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất theo những điều kiện phù

hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng lợi ích của người nông dân, cộng đồng và xã hội. Hoạt động lao động đó không bị luật pháp Việt Nam ngăn cấm.

Từ quan niệm của luận án, hoạt động được xem là việc làm cho nông dân bị thu hồi đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, hoạt động lao động của người nông dân khi không có đất sản xuất (bị thu hồi hết) hoặc còn một phần đất sản xuất (sau khi thu hồi). Đây là hoạt động có mục đích của người nông dân, dùng sức cơ bắp và thần kinh của mình tác động vào đối tượng lao động thông qua công cụ lao động để cải biến nó phù hợp với nhu cầu của họ và gia đình, cộng đồng và xã hội.

Thứ hai, để có việc làm đòi hỏi phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Với ý nghĩa này, để người nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất có việc làm đòi hỏi phải đầu tư phát triển sản xuất, phải tạo ra một số lượng tư liệu sản xuất có khả năng đáp ứng yêu cầu của người nông dân. Đồng thời, phải đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho nông dân bị thu hồi đất nhằm nâng cao chất lượng, số lượng sức lao động, để có thể sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất có được.

Thứ ba, trình độ của tư liệu sản xuất phải phù hợp với trình độ và năng lực lao động của người nông dân bị thu hồi đất. Hay nói cách khác, để sức lao động có thể kết hợp được với tư liệu sản xuất, thì người nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất phải có một trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp để sử dụng tư liệu sản xuất đó.

Thứ tư, sự kết hợp sức lao động của nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất và tư liệu sản xuất phải tạo ra một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định nào đó. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó phù hợp với lợi ích của họ, cộng đồng và xã hội.

Thứ năm, sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động đó không bị luật pháp ngăn cấm. Ở đây xác định rõ tính pháp lý của việc làm cho nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất. Tính hợp pháp đó cho phép người nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất được tự do lựa chọn việc làm cho mình trong khuôn khổ pháp luật quy định. Người nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất được tự do hành nghề, tự

do liên doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động, tự do kí kết hợp đồng lao động trong khuôn khổ pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để có thể tạo việc làm cho mình. [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)