Nhóm giải pháp về ban hành, thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 109 - 116)

nước tại huyện Đoan Hùng

3.3.1.1 Tiến hành rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch vùng đất nông nghiệp, đất đô thị cần thiết phải giải tỏa, thu hồi

Trước hết, chính quyền huyện Đoan Hùng cần tiến hành rà soát lại các quy hoạch đã và đang thực hiện, để xác định lại việc quy hoạch giải tỏa đó đã phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay chưa, nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch treo. Điều này, đòi hỏi phải lựa chọn các phương án quy hoạch tối ưu trong quy hoạch sử dụng đất huyện Đoan Hùng theo quy hoạch chung của tỉnh Phú Thọ.

- Hoàn thiện quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của từng vùng. Phải gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc biệt là phát triển các ngành nghề truyền thống của mỗi địa phương. Xây dựng và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ ngay tại nông thôn để thu hút lao động nông nghiệp vào lĩnh vực này, với phương châm “ly nông bất ly hương”. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất canh tác của nông dân để xây dựng KCN.

KCN, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Đoan Hùng. Mặt khác, đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết để bổ sung, hoàn thiện quy chế sử dụng đất ở KCN, trong đó cần quy định việc quy hoạch và xây dựng đồng bộ các khu dân cư, hệ thống hạ tầng xã hội gắn với các dự án KCN, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện việc bồi thường, tái định cư và hỗ trợ để thu hồi đất theo quy định tại khoản 3,4 điều 26, Luật đất đai đổi năm 2013 và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 đối với lao động mất việc làm do bị thu hồi đất.

- Phải thông báo trước một cách công khai, rộng rãi quy hoạch khai thác quỹ đất để cho hộ nông dân biết và chủ động trong việc tái định cư và chuyển đổi ngành nghề, khắc phục tình trạng quy hoạch nhưng không thông báo công khai. Đồng thời xóa bỏ hình thức quy hoạch treo làm cho người dân thiếu an tâm không biết lúc nào sẽ giải tỏa để chủ động chuyển đổi ngành nghề càng sớm càng tốt.

- Trong quy hoạch phát triển công nghiệp phải cân nhắc xây dựng ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, làm hạ tầng đồng bộ như: đường giao thông nối với các trục đường chính, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đời sống nhân dân. Nếu buộc lấy đất nông nghiệp thì phải lấy những nơi đất xấu, canh tác không hiệu quả. Nhà nước phải có trách nhiệm trong quy hoạch, kế hoạch dài hạn đảm bảo quỹ đất cho các khu tái định cư trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch sử dụng đất dài hạn để phát triển các KCN, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH.

3.3.1.2 Thực hiện chính sách việc làm của người có đất thu hồi và giải quyết tốt công tác tái định cư nhằm “an cư lạc nghiệp” cho nông dân bị thu hồi đất

Chính sách việc làm là một bộ phận hữu cơ của chính sách kinh tế. Nó không thể được thực hiện một cách tách rời khỏi chính sách cơ cấu và đầu tư. Đồng thời chính sách việc làm phải có tác dụng tích cực đến con đường phát triển nền kinh tế nói chung, phát triển thu nhập của doanh nghiệp và người lao động nói riêng, đảm bảo vững chắc mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Lâu nay sự điều tiết của Nhà nước về việc làm của lao động bị thu hồi đất trên

dụng kích thích các tiềm năng tạo việc làm chưa có cơ hội vươn lên, chứ chưa phải là sự điều tiết việc làm. Cần xem chính sách việc làm cho lao động bị thu hồi đất là một chính sách xã hội quan trọng nhất trong quá trình giải tỏa, đền bù đất nông nghiệp để phục vụ các công trình công nghiệp và đô thị.

Thứnhất,đốivới việcthựchiện chínhsáchgiảiquyết việclàmcho laođộngbịthuhồi đất

- Chính quyền địa phương phải ban hành cơ chế quy định đối với lao động bị thu hồi đất, nếu đã có nghề mà có nguyện vọng để phát triển những ngành nghề mà bản thân có khả năng thì địa phương phải có chính sách hỗ trợ kinh phí ít nhất là 50 đối với những nghề đặc biệt, còn lại người lao động được trợ cấp 100 không phải tốn tiền trong quá trình học nghề.

- Chính quyền địa phương cần có cơ chế đối với những lao động đã được đào tạo nghề thì được ưu tiên giải quyết việc làm trên địa bàn (có thể học ngành nghề về kinh tế, pháp luật và xã hội đối với con em của hộ gia đình bị thu hồi đất).

- Thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động bị thu hồi đất khi họ đào tạo được nghề và tìm việc làm. Thực tế cho thấy, khi giải tỏa, tiền đền bù chỉ đủ trang trải để xây dựng được căn nhà mới. Vì vậy, cho vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp là vấn đề cần thiết đối với các đối tượng nói trên.

- Có chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động tích cực tham gia vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Chính quyền địa phương cần chủ động tổ chức sự kết hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, khuyến nông miễn phí hoặc chi phí thấp cho lao động tuổi 35 trở lên để giúp họ tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Chỉ đạo việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác trên cùng địa bàn, tăng cường các nguồn vốn đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, góp phần làm cho nơi này trở thành vùng sản xuất và lưu thông hàng hóa sôi động.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu sớm tái định cư thì lao động bị thu hồi đất nhanh chóng tiếp cận với nghề mới thông qua đào tạo hoặc là tự học.

Đối với những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30 đến 70 diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ để họ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở), hoặc 12 tháng (nếu di chuyển chỗ ở). Trong trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Nếu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 70 diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở), hoặc 24 tháng (nếu di chuyển chỗ ở). Trong trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.

Mục tiêu giải quyết việc làm của lao động bị thu hồi đất hướng đến việc khống chế lao động ly hương, bằng cách ưu tiên đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ.

Thứ hai,giải quyết tốt côngtáctái địnhcư nhằm “an lạc nghiệp”cho lao độngbị thuhồiđất

Xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo đất đai vùng tái định cư một cách kịp thời cho đối tượng bị thu hồi đất, có như vậy mới tạo điều kiện cho họ sớm ổn định cuộc sống và từ đó tiến hành đào tạo học nghề, tìm việc làm nhằm nâng cao khả năng thích ứng với môi trường mới.

Tâm lý của người lao động bị thu hồi đất là muốn được an cư lạc nghiệp để có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống. Do đó, chính quyền địa phương và các ban quản lý dự án phải có kế hoạch khai thác quỹ đất để kịp thời bố trí tái định cư cho lao động bị thu hồi đất, khắc phục tình trạng đất đã thu hồi nhưng chưa bố trí được đất tái định cư hoặc chưa thỏa thuận được với hộ bị di dời, giải tỏa đến nơi ở mới, ảnh hưởng đến việc làm thu nhập và cuộc sống của người lao động.

khăn. Do vậy, chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với số lao động này ở Đoan Hùng là vấn đề cần được quan tâm.

3.3.1.3 Hoàn thiện cơ chế giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Thứ nhất, chính quyền địa phương thực hiện cơ chế giám sát các doanh nghiệp, các KCN đã sử dụng đất của nông dân trên địa bàn trên cơ sở thực hiện cam kết của các đối tác nói trên trong việcgiải quyếtviệc làm cho người lao động.Cụ thể:

- Ban hành các văn bản có tính pháp quy quy định các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn có trách nhiệm xem xét tuyển dụng lao động bị thu hồi đất vào làm việc. Trường hợp họ chưa có nghề thì phải có sự phối hợp với Sở LĐTBXH để đào tạo nghề cho họ để có thể tìm kiếm được việc làm. Cần quy định mỗi hecta đất thu hồi phục vụ cho dự án, chủ dự án phải có trách nhiệm đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 -20 lao động như một số địa phương đã làm.

- Ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, trong đó hình thành cơ chế 3 bên trên cơ sở là thỏa thuận và có tính pháp lý, coi đây như bản hợp đồng, nếu vi phạm thì các bên phải chịu trách nhiệm. Một bên là doanh nghiệp lấy đất và có nhu cầu tuyển dụng lao động, doanh nghiệp đó phải công khai số lượng tuyển dụng lao động trong dự án, và tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ như thế nào, số lượng lao động, yêu cầu về nghề nghiệp, tay nghề ra sao. Bên thứ hai là chính quyền các cấp ở Đoan Hùng, nơi quản lý người dân bị thu hồi đất, và cuối cùng là cơ sở đào tạo. Nếu lấy lao động phổ thông thì cơ chế hai bên là chính quyền xã, phường và nhà tuyển dụng. Nếu là lao động kỹ thuật thì phải áp dụng cơ chế 3 bên như trên.

Thứ hai, cần có cơ chế hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Cần thực hiện theo hướng sử dụng một phần tiền đền bù giao cho các hộ xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thực sự cần thiết, phần còn lại có thể góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần hoặc gửi tiết kiệm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp hoặc hưởng lãi suất. Để thực hiện được phương án này, đòi hỏi:

- Lựa chọn nhà đầu tư, để phần vốn của người dân góp vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn không những được bảo toàn mà còn phát triển, đem lại nguồn thu ổn định lâu dài cho người dân bị thu hồi đất.

- Nhà nước cần khuyến khích các hộ bị thu hồi đất sử dụng tiền đền bù đầu tư cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ngay trên địa bàn.

- Cần hoàn chỉnh các chế độ, chính sách một cách hợp tình, hợp lý nhất theo hướng các hộ bị thu hồi đất, tái định cư sẽ có cuộc sống tốt hơn.

Như vậy, cùng với những hình thức trên, nhà nước và các cấp chính quyền huyện Đoan Hùng cần có các hình thức hỗ trợ, như cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh, đào tạo nghề, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm kể cả xuất khẩu hàng hóa.

Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà lắm trong chuyện học nghề, là họ chưa quen với việc cần phải suy nghĩ, học các kiến thức mới để sử dụng các thiết bị hiện đại... làm nghề nông cơ cực, nhưng lại dễ, đó là suy nghĩ của nhiều người. Do vậy khi được nhận tiền hỗ trợ dạy nghề, nhiều người dùng vào chi tiêu là chính, không quan tâm đến học nghề. Trung tâm dạy nghề ở các địa phương nhiều lúc cũng không nắm được có bao nhiêu học viên đã qua học nghề là đối tượng bị thu hồi đất để đề xuất với chính quyền, doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ.

Với phần lớn các nước trên thế giới, đất nông nghiệp thuộc sở hữu cá nhân, muốn giải tỏa, người có nhu cầu phải thỏa thuận trực tiếp với chủ sở hữu đất trên tinh thần thuận mua vừa bán. Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, do đó trong quá trình thu hồi đất, vị thế người sử dụng đất nhiều khi bị xem nhẹ.

Cần phải thực hiện nguyên tắc “nôngdân bịthuhồi đấttrongmọi trường hợpphảicó cuộc sống tốt hơn, hoặc ít nhất cũng bằng trước khi bị thu hồi đất”, có như vậy mới buộc các chủ đầu tư thực sự quan tâm đến đời sống người dân vùng dự án, nhất là quan tâm đến các mặt hoạt động kinh tế, đời sống của người dân vùng dự án hậu tái định cư. Khi quy hoạch được duyệt, Nhà nước nên ứng trước một khoản vốn đầu tư

đền bù sau này, hoặc khấu trừ vào khoản tiền thuê đất của các nhà đầu tư, cũng có thể lấy từ một quỹ như là “Quỹ hỗ trợ người bị thu hồi đất”.

Thứba, các ngành (chủ yếu là: lao động - thương binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kế hoạch và đầu tư, các ban quản lý dự án) ở các cấp cần thực hiện tốt các công việc được nhà nước phân công, kịp thời xây dựng và tham mưu cho chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Ngành LĐTBXH các cấp phải theo dõi, quản lý chặt chẽ số lao động bị thu hồi đất trong độ tuổi, phải thường xuyên thống kê số lượng lao động cần giải quyết việc làm và số được giải quyết việc làm để từ đó tham mưu cho chính quyền địa phương một cách cụ thể, chính xác, giúp các cấp chính quyền có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời, phải có kế hoạch đào tạo nghề cho những lao động trong độ tuổi bị thu hồi đất, cụ thể là:

+ Theo dõi tình hình hiệu quả đào tạo ở các cơ sở theo các chương trình dự án giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để có đề xuất, kiến nghị phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để chủ động thực hiện nhằm khắc phục tình trạng lúng túng, thiếu kế hoạch.

+ Liên kết, hợp tác với các ngành liên quan như là Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Ban quản lý dự án để có sự sắp xếp, bố trí nhằm tạo ra sự giúp đỡ, hỗ trợ làm tốt chức năng của mình

- Đối với Ban quản lý dự án.

+ Phải coi đây là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện dự án của mình. Bởi vì, nó là một trong những nhân tố quyết định thành công của dự án.

+ Thực hiện đúng chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương quy định đối với vùng giải tỏa, đền bù khắc phục tình trạng hiện nay một số dự án chậm thực hiện đúng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 109 - 116)