Kinh nghiệ mở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

+ Kinh nghiệm của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

- Làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm xây dựng Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”.

- Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, tỉnh xác định hướng giải quyết là tạo việc làm tại chỗ.

- Giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.

+ Kinh nghiệm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Công tác hướng nghiệp

- Về phía người nông dân: Cần làm cho người nông dân có quan niệm đúng đắn về việc làm và nghề nghiệp

+ Định hướng cho người nông dân chọn những công việc phù hợp với khả năng, trình độ của họ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Định hướng cho người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… trên địa bàn.

- Về phía người sử dụng lao động: Cần tư vấn pháp luật cho người sử dụng lao động về đặc điểm, trình độ, tâm lý của người nông dân bị thu hồi đất, định hướng cho họ tích cực sử dụng lao động là nông dân tại địa phương.

Quy hoạch mạng lưới các trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân

- Điều tra, khảo sát về nhu cầu nguồn nhân lực, thị trường sức lao động của địa phương trong thời gian tới

- Xây dựng các trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân

Chính sách đào tạo nghề

- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác lao động và việc làm -Tăng cường mở các lớp dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân theo nhu cầu.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lao động lành ngề là người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Giới thiệu việc làm

- Tạo sự ưu đãi giới thiệu việc làm là lao động địa phương đặc biệt là nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong các khu công nghiệp, trong các dự án phát triển tại địa bàn xã.

- Tư vấn, giới thiệu cho người nông dân thông qua các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm môi giới việc làm tiếp xúc với các đơn vị tuyển dụng lao động, tạo cơ hội chuyển đổi việc làm.

Giải pháp cho nông dân vay vốn giải quyết việc làm

- Đa dạng hóa các nguồn vốn vay: Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn cho người nông dân vay như vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, các nhà đầu tư nước ngoài thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời khuyến khích người dân huy động vốn tự có vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi việc làm, tăng thu nhập.

- Phân phối nguồn vốn vay hợp lý. Ưu tiên cho vay đối với những hộ sản xuất kinh doanh, các trang trại thu hút nhiều lao động; những nhóm hộ sản xuất các ngành nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn; những người thất nghiệp, thiếu việc làm để tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn. Hạn chế cho vay vốn hộ cá thể, số vốn vay ít, giải quyết việc làm không bề vững.

- Trước khi cho vay vốn cần tư vấn cho người nông dân sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả nhất. [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)