Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức; hoàn thiện hệ thống chức danh vị trí việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 85 - 94)

việc làm và phân công công việc.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy, chất lượng, số lượng cán bộ, công chức và những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng đã xây dựng Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng đáp ứng yêu cầu thực tế và thực hiện theo đúng chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, cụ thể:

Sắp sếp lại các phòng chuyên môn:

Giữ nguyên các phòng chuyên môn như hiện nay: Phòng Tư pháp; Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Các phòng chuyên môn này có cơ cấu tổ chức, bộ máy hợp lý, chức năng nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế của huyện và đảm bảo việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định của các Luật chuyên ngành khác .

Căn cứ điều kiện thực tế và quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn: phòng Dân tộc, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Y tế, Văn phòng HĐND và BND huyện, BND huyện xây dựng phương án sáp nhập các cơ

quan chuyên môn này theo phương án cụ thể như sau: [17]

Sáp nhập phòng Dân tộc vào phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện thành phòng Lao động - Thương binh xã hội- Dân tộc huyện; Sáp nhập phòng Y tế với Văn phòng HĐND và BND huyện; Thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Đài truyền thanh - Truyền hình huyện thành Trung tâm Truyền thông- Văn hóa và Thể thao trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

Bố trí, phân công công việc đối với cán bộ, công chức các cơ quan sáp nhập đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo đúng người, đúng việc. Qua đó tinh giản được 6 biên chế (trong đó 3 công chức kế toán, 3 công chức chuyên môn).

Sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuấn, phù hợp với vị trí việc làm vào các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. Đồng thời góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10% tổng biên chế giao năm 2015.

Xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2021: Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc

làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và trong toàn bộ hệ thống chính trị theo quy định của Trung ương. Đến năm 2025: Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách Nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng cần tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tiến hành thực hiện cải cách, sắp xếp, bố trí lại tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức theo đề án đã xây dựng; soạn thảo các bản mô tả công việc, vị trí việc làm, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nói chung và của hệ thống chính trị. Nếu thực hiện tốt có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có ý thức thái độ phục vụ đúng đắn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỷ cải cách, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, gắn với đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC

Quản lý, bố trí,sử dụng cán bộ, công chức luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động của nền công vụ. Việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là rất cần thiết, đặc biệt là đối với việc triển khai thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư và lần thứ bảy (khóa XII).

Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức trên cơ sở nguyên tắc trọng dụng người đủ đức, đủ tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” [18].

Cần coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng người đủ đức đủ tài ở các vị trí chủ chốt, trọng yếu của bộ máy công vụ từ Trung ương đến cơ sở, làm nòng cốt để quản lý, sử dụng được đội ngũ CBCC có chất lượng tốt trong toàn hệ thống công vụ.

Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đúng người, đúng việc: Quản lý, sử dụng đúng người, đúng việc để được người, được việc, được tổ chức đã trở thành phương châm,

có tính nguyên tắc hàng đầu trong công tác tổ chức, cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước; trực tiếp quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Cơ quan, tổ chức nào trong bộ máy công vụ làm tốt công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng đúng, phù hợp phẩm chất, năng lực của CBCC với nhu cầu, tính chất công việc, với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thì giải phóng năng lực, phát huy tốt nhất những khả năng của cá nhân và tổ chức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Mỗi CBCC, ngoài những tiêu chí về phẩm chất, năng lực chung, còn có những khả năng, năng lực, tài năng mang tính chuyên biệt, đặc thù, thậm chí những năng lực “xuất chúng” về các thiên hướng lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nên nhà tổ chức lao động phải vì việc mà bố trí, sắp xếp người, và nhìn người để giao việc; vì yêu cầu công việc của cơ quan, tổ chức để xây dựng cơ cấu, biên chế nhân sự, lựa chọn, sử dụng CBCC hợp lý, hiệu quả [19].

Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức thống nhất về nghệ thuật, khoa học và nhân văn:

Quản lý, sử dụng CBCC là vấn đề “khó” và “khéo” hàng đầu trong các lĩnh vực, các hoạt động xã hội, đòi hỏi sự hài hòa giữa tính “nghệ thuật”, khoa học và nhân văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ”. Coi trọng tính tổng thể, thống nhất

trong tất cả các khâu, các nội dung, các bước hoạt động của công tác quản lý, sử dụng CBCC [19].

Kết hợp quản lý CBCC với quản lý đảng viên. Coi trọng thu thập kênh thông tin từ phía các tổ chức xã hội, nhân dân để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng CBCC. Trong bố trí sử dụng cần tạo điều kiện và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi cán bộ, công chức. Cơ hội phát triển của cán bộ, công chức là những khả năng thăng tiến có thể nắm giữ những vị trí nhất định trong bộ máy chính quyền nhà nước các cấp. Khi người cán bộ, công chức nhìn nhận được những cơ hội thăng tiến trong công việc, thì có động lực làm việc hăng say để đạt những mục đích của mình.

Cần có chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ tự giác làm việc, có thái độ phục vụ nhân dân tận tuỵ, thực sự là cầu nối giữa dân với

Đảng. Tạo điều kiện về mọi mặt để cán bộ đã bố trí đúng vị trí phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ một cách cao nhất, đồng thời có sự giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ của cả bộ máy; những cán bộ trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau khi trở về phải được xem xét bố trí đúng vị trí đã quy hoạch.

3.3.3.2.Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, gắn với đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện; có bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận cán bộ chủ chốt và thay thế số cán bộ công chức không đạt chuẩn [23].

Quy hoạch đội ngũ CBCC cần bám sát thực tiễn, có tính tích cực, khả thi, nắm chắc đội ngũ hiện có và CBCC dự nguồn, tính toán, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện và định hướng phát triển trong tương lai. Chỉ đưa vào quy hoạch những người có đủ các tiêu chuẩn quy định và phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác rà soát để đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch. Quá trình thực hiện công tác quy hoạch phải “mở” và “động” một chức danh phải dự kiến quy hoạch từ 3 đến 4 người; một người quy hoạch tối đa không quá 3 chức danh. Mở rộng nguồn quy hoạch, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị, mà đưa vào quy hoạch cả những CBCC đang công tác tại cơ quan khác nếu có đủ tiêu chuẩn.

Trong công tác quy hoạch cần thông qua các phong trào thi đua để phát hiện người có phẩm chất năng lực, đặc biệt là người có tâm huyết và năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt,

làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, những nhân tố mới trẻ, có nhiều triển vọng phát triển, đạo đức, lối sống gương mẫu, tiên phong trong công tác, dám nghĩ, dám làm. Cần quan tâm tạo nguồn CBCC trẻ có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, những CBCC là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ .

Cần phải triển khai thực hiện tốt các bước trong công tác quy hoạch đó là: rà soát đội ngũ CBCC và nhận xét đánh giá, xác định phương hướng cơ cấu trong thời gian tới và cụ thể hoá tiêu chuẩn (xây dựng đề án quy hoạch); phê duyệt và công bố quy hoạch; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải công khai theo quy định.

Có thể nói, công chức lãnh đạo là yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Do đó việc quy hoạch, bổ nhiệm công chức lãnh đạo phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm tính khách quan, chính xác, chọn được những người thực sự có tài, có khả năng nhìn xa, trông rộng đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế.

Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán bộ công chức. Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.

Khuyến khích động viên cán bộ, công chức tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Những cán bộ, công chức có trình độ thấp, chưa qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng và các cơ sở giáo dục: Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo như: Trường chính trị Hoàng Văn Thụ Lạng Sơn, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hữu Lũng, Trung tâm giáo dục thường xuyên II Lạng Sơn phải đóng vai trò nòng cốt. Các hệ thống này cần tiếp tục phối hợp với các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng chức danh cán bộ.

Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác

nhau, như: Tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày…Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước. Cần tiếp tục mở rộng mô hình đào tạo nguồn cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ và CBCC là người dân tộc thiểu số.

Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm

hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế, những công việc chưa thuần thục, chưa là kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)