chức huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025
3.2.1. Mục tiêu
Nhằm nâng cao kiến thức cần thiết về Nhà nước, quản lý nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại BND huyện đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và gắn với việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở.
Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, đủ nguồn cán bộ để thay thế cán bộ chủ chốt huyện ở mỗi nhiệm kỳ tiếp theo và làm nguồn cán bộ cho cấp tỉnh.
3.2.2.Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025 UBND huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025
Phấn đấu đến năm 2025 có 100% đội ngũ cán bộ công chức đạt các tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Một số chỉ tiêu cụ thể đối với cán bộ công chức tại BND huyện:
Về học vấn: 100% cán bộ công chức có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ công chức được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ Đại học trở lên;
Về tin học: 100% cán bộ công chức được đào tạo tin học B trở lên.
Về trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ công chức được đào tạo ngoại ngữ B trở lên. 100 % cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ Đại học chính quy trở lên.
Tăng cường tuyển thêm các sinh viên hệ chính quy vào làm công chức.
Về lý luận chính trị: 100% CBCC huyện được đào tạo, bồi dưỡng trình độ Sơ cấp trở lên, trong đó 80% có trình độ trung cấp trở lên, 10% có trình độ cử nhân, cao cấp.
Về tinh thần thái độ, trách nhiệm đối với công việc: Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các cấp các ngành trong cả hệ thống chính trị phải quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cả vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công chức huyện. Bên cạnh đó phát huy cao nhất vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt cán bộ công chức huyện phải tự giác tự chủ học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị đáp ứng được mọi yêu cầu nhiệm vụ đề ra luôn xứng đáng là người công bộc của nhân dân.
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020- 2025
3.3.1.Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thật sự tiền phong gương mẫu.
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó giúp cho cán bộ, đảng viên hiểu biết sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; gương mẫu, tự giác đi đầu trong các phong trào thi đua; góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị.
Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ đảng viên. Tập
trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng tuyên truyền, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, những việc làm thiết thực về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua [20].
Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong học tập và làm theo Bác gắn với việc thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp với nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
Nghiêm túc thực hiện việc tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện có hiệu quả việc khắc phục những hạn chế yếu kém sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm.
Nâng cao ý thức, thái độ, phẩm chất chính trị, đạo đức trong thực thi công vụ. Cán bộ, công chức cần chấp hành tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; tự giác chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; nêu cao tinh thần đạo đức công vụ, thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp; chấp hành nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước và kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng phát động thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức huyện Hữu Lũng thi đua thực hiện văn hóa công sở”, giai đoạn 2019-2025. Tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiện, chống lãng phí. Qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn huyện gương mẫu, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác. Bảo đảm tính liên tục và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì Nhân dân phục vụ [21].
Nâng cao kỹ năng, năng lực công tác của CBCC, cụ thể như: nâng cao kỹ năng hành chính (việc tham mưu, soạn thảo, ban hành văn bản...); kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp; khả năng vận động quần chúng nhân dân, kỹ năng lãnh đạo, quản lý... góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.3.2. Xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức; hoàn thiện hệ thống chức danh vị trí việc làm và phân công công việc. việc làm và phân công công việc.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy, chất lượng, số lượng cán bộ, công chức và những hạn chế, khó khăn tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng đã xây dựng Đề án tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng đáp ứng yêu cầu thực tế và thực hiện theo đúng chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, cụ thể:
Sắp sếp lại các phòng chuyên môn:
Giữ nguyên các phòng chuyên môn như hiện nay: Phòng Tư pháp; Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Các phòng chuyên môn này có cơ cấu tổ chức, bộ máy hợp lý, chức năng nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với tình hình thực tế của huyện và đảm bảo việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định của các Luật chuyên ngành khác .
Căn cứ điều kiện thực tế và quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn: phòng Dân tộc, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Y tế, Văn phòng HĐND và BND huyện, BND huyện xây dựng phương án sáp nhập các cơ
quan chuyên môn này theo phương án cụ thể như sau: [17]
Sáp nhập phòng Dân tộc vào phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện thành phòng Lao động - Thương binh xã hội- Dân tộc huyện; Sáp nhập phòng Y tế với Văn phòng HĐND và BND huyện; Thực hiện việc sáp nhập Trung tâm Văn hóa - Thể thao với Đài truyền thanh - Truyền hình huyện thành Trung tâm Truyền thông- Văn hóa và Thể thao trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Bố trí, phân công công việc đối với cán bộ, công chức các cơ quan sáp nhập đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo đúng người, đúng việc. Qua đó tinh giản được 6 biên chế (trong đó 3 công chức kế toán, 3 công chức chuyên môn).
Sắp xếp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; thu hút những người có trình độ đào tạo theo tiêu chuấn, phù hợp với vị trí việc làm vào các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, tiết kiệm giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. Đồng thời góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10% tổng biên chế giao năm 2015.
Xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2021: Thực hiện áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc
làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và trong toàn bộ hệ thống chính trị theo quy định của Trung ương. Đến năm 2025: Thực hiện nâng mức tiền lương của khu vực công phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách Nhà nước; tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng cần tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tiến hành thực hiện cải cách, sắp xếp, bố trí lại tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức theo đề án đã xây dựng; soạn thảo các bản mô tả công việc, vị trí việc làm, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của tổ chức nói chung và của hệ thống chính trị. Nếu thực hiện tốt có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có ý thức thái độ phục vụ đúng đắn, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỷ cải cách, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, gắn với đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
3.3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC
Quản lý, bố trí,sử dụng cán bộ, công chức luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả xây dựng và hoạt động của nền công vụ. Việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức là rất cần thiết, đặc biệt là đối với việc triển khai thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư và lần thứ bảy (khóa XII).
Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức trên cơ sở nguyên tắc trọng dụng người đủ đức, đủ tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” [18].
Cần coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng người đủ đức đủ tài ở các vị trí chủ chốt, trọng yếu của bộ máy công vụ từ Trung ương đến cơ sở, làm nòng cốt để quản lý, sử dụng được đội ngũ CBCC có chất lượng tốt trong toàn hệ thống công vụ.
Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đúng người, đúng việc: Quản lý, sử dụng đúng người, đúng việc để được người, được việc, được tổ chức đã trở thành phương châm,
có tính nguyên tắc hàng đầu trong công tác tổ chức, cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước; trực tiếp quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Cơ quan, tổ chức nào trong bộ máy công vụ làm tốt công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng đúng, phù hợp phẩm chất, năng lực của CBCC với nhu cầu, tính chất công việc, với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thì giải phóng năng lực, phát huy tốt nhất những khả năng của cá nhân và tổ chức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Mỗi CBCC, ngoài những tiêu chí về phẩm chất, năng lực chung, còn có những khả năng, năng lực, tài năng mang tính chuyên biệt, đặc thù, thậm chí những năng lực “xuất chúng” về các thiên hướng lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nên nhà tổ chức lao động phải vì việc mà bố trí, sắp xếp người, và nhìn người để giao việc; vì yêu cầu công việc của cơ quan, tổ chức để xây dựng cơ cấu, biên chế nhân sự, lựa chọn, sử dụng CBCC hợp lý, hiệu quả [19].
Quản lý, sử dụng cán bộ, công chức thống nhất về nghệ thuật, khoa học và nhân văn:
Quản lý, sử dụng CBCC là vấn đề “khó” và “khéo” hàng đầu trong các lĩnh vực, các hoạt động xã hội, đòi hỏi sự hài hòa giữa tính “nghệ thuật”, khoa học và nhân văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những