Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 64 - 66)

*Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước nói chung và BND huyện Hữu Lũng nói riêng đã quan tâm đến chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức như: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào đội ngũ công chức nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức có điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Quan tâm các điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa công sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất cho CBCC thực thi công việc;quan tâm hỗ trợ CBCC khi ốm đau, bệnh hiểm nghèo, chế độ tiền lương, tạo điều kiện cho CBCC được hưởng chế đọ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kịp thời, đúng quy định...

Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi CBCC. Việc nâng cao chất lượng công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi công chức.

Thời gian qua, Nhà nước đã nhiều lần thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, song việc tăng lương không theo kịp được tốc độ tăng giá của hàng hoá. Tuy nhiên, hiện nay đời sống của CBCC vẫn còn nhiều khó khăn, lương không đủ

nuôi sống bản thân và gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực…trong đội ngũ CBCC thời gian qua. Do vậy, việc xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương đủ bảo đảm cuộc sống cho người công chức là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CBCC.

*Về khen thưởng, kỷ luật:

Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản về công tác thi đua, khen thưởng như Luật thi đua khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ - CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng, Thông tư số 02/2011/TT - BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ về tiêu chuẩn khen thưởng....đặc biệt trong những năm gần đây không ngừng được hoàn thiện, giải quyết được những vướng mắc trong thực tế phong trào thi đua ở các đơn vị, địa phương.

Công chức có thành tích trong công vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

Tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[13].

Trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng CBCC có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện thường xuyên việc khen thưởng định kỳ, đột xuất tạo động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong nền công vụ. Tuy nhiên, với đặc điểm là hoạt động bằng ngân sách nhà nước, kinh phí hạn hẹp định mức khen thưởng còn thấp, số lượng CBCC được khen thưởng còn ít, do vậy cũng ảnh hưởng đến ý chí phấn đấu của CBCC trong thực thi công việc.

Kỷ luật là việc xử lý công chức mắc sai phạm trong quá trình thi hành công vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố không thể thiếu trong

việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2011/NĐ - CP ngày 07 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, nhằm hệ thống hóa lại các quy định chung liên quan đến việc xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Thực hiện việc kỷ luật cán bộ, công chức theo đúng quy định là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm kỷ luật cán bộ, công chức vừa tạo tính răn đe, vừa mang tính giáo dục, giúp cho cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ. Thực hiện không nghiêm kỷ luật cán bộ, công chức chính là tạo môi trường thuận lợi cho phát sinh các vấn đề tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)