1.5 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại một
1.5.2 Kinh nghiệm của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Trong thời gian qua, ở Trấn Yên công tác ĐTBD đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và công tác CCHC. Qua công tác ĐTBD, CBCC đã được trang bị bổ sung, nâng cao kiến thức, kĩ năng liên quan đến công việc, từ đó nâng cao hiệu quả trong quá trình công tác.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và các Nghị định của Chính phủ; của Tỉnh ủy, BND tỉnh, huyện Trấn Yên đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCC cấp huyện. Cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ CBCC. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ CBCC cấp huyện. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để công tác ĐTBD cho đội ngũ CBCC đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, huyện Trấn Yên đã kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, cấp ủy đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan nhà nước cần nhận thức sâu sắc mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc ĐTBD nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Từ đó, đề ra các biện pháp, chương trình, kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC.
Thứ hai, đổi mới nội dung, hình thức, phương thức đào tạo bồi dưỡng CBCC phải xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị để ĐTBD theo chức danh, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC. Nội dung ĐTBD đạt chuẩn chức danh về lý luận chính trị, CMNV, QLNN…
Thứ 3, gắn công tác ĐTBD với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ. Những cán bộ được
được học. Mạnh dạn sử dụng CBCC trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đủ chuẩn chức danh.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác ĐTBD cán bộ. Các cấp lãnh
đạo sâu sát kiểm tra từ khâu xây dựng kế hoạch đến quá trình thực hiện. Kịp thời phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, đơn vị.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan về kế hoạch mở lớp ĐTBD hằng năm cho CBCC của huyện. Trên cơ sở đó các cơ quan, đơn vị sẽ thuận lợi trong việc cử cán bộ đi học, lựa chọn chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ quan, đơn vị.