2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại BND huyện Hữu Lũng gia
2.2.2 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
Về công tác quy hoạch, tuyển dụng:
Quán triệt các quan điểm, nguyên tắc và yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ; trên cơ sở rà soát, đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (ngoài việc đánh giá thường xuyên hàng năm) đối với toàn bộ đội ngũ cán bộ theo phân cấp quản lý. Từ kết quả đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã trực tiếp xây dựng và chỉ đạo các cấp uỷ đảng cơ sở, các phòng, ban thuộc huyện xây dựng quy
hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Huyện uỷ quản lý; chú trọng kết hợp cả 3 độ tuổi theo hướng trẻ hoá đội ngũ cán bộ.
Quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ được thực hiện đảm bảo tuân thủ từng bước theo quy trình. Quy hoạch cán bộ theo phương châm “mở” và “động”. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, hàng năm tiến hành rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cán bộ.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ còn lúng túng, thiếu chủ động và thực hiện chưa đồng bộ, cơ cấu, độ tuổi, tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ vẫn còn thấp, số lượng cán bộ quy hoạch ở mỗi chức danh còn ít chưa đảm bảo số lượng quy định, có những cán bộ được quy hoạch vào quá nhiều vị trí nên tính khả thi không cao; việc xây dựng quy hoạch vẫn còn tình trạng khép kín trong cơ quan, đơn vị, chưa thực hiện việc giới thiệu cán bộ ở các cơ quan, đơn vị khác vào danh sách quy hoạch của đơn vị mình.
Từ năm 2013 đến nay BND huyện đã đăng ký tuyển dụng và tiếp nhận, bố trí công tác cho 19 công chức, tổ chức tuyển dụng viên chức, công chức theo kế hoạch được tỉnh phê duyệt. Nhìn chung việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức viên chức được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, thời gian theo quy định.
*Về bố trí sử dụng:
Vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của đảng, các văn bản quy định của Nhà nước về bố trí sử dụng cán bộ, công chức, việc sử dụng cán bộ tại Ủy ban Nhân dân huyện Hữu Lũng được thực hiện theo những nguyên tắc [10]:
Thứ nhất: Bảo đảm đúng tiêu chuẩn. Có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; coi trọng cả
đức và tài, đức là gốc. Ngoài các tiêu chuẩn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai: Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức căn cứ vào nhu cầu thực tế
của công việc, căn cứ theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba: Đảm bảo tương xứng với yêu cầu công việc. Đòi hỏi xem xét phẩm chất, trình
độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của người cán bộ, công chức có đáp ứng được yêu cầu.
Thứ tư: Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm cán bộ, công chức; trong lựa chọn, bố
trí, sử dụng cán bộ cần phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, người tại địa phương và người nơi khác; cán bộ, công chức nam và nữ và giữa các ngạch bậc.
Thứ năm: Đảm bảo lựa chọn, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức dựa trên quy hoạch
cán bộ, công chức. Đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải xây dựng các chính sách, biện pháp tạo nguồn cán bộ, công chức.
*Về đào tạo và phát triển:
Hàng năm Ban Thường vụ Huyện ủy đã triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức, qua đó đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; từng bước tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng. Qua đào tạo, bồi dưỡng, khả năng ứng xử, kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức làm việc tại BND huyện dựa trên kế hoạch xây dựng đã đạt được một số kết quả sau:
Lớp đào tạo, bồi dưỡng ngạch chuyên viên: 10 người.
Lớp bồi dưỡng lãnh đạo phòng: Có sự tham gia của 12 trưởng các phòng, ban thuộc BND huyện.
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính nhà nước: 6 người. Bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành chính nhà nước: 6 người.
Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã tuân thủ đầy đủ và đúng quy định về quy trình đào tạo, bồi dưỡng. Đa phần các học viên tham gia khóa học một cách đầy đủ, nhiệt tình.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với trình độ chuyên môn của các học viên nên các học viên sau khi tham gia các khóa học đã nhanh chóng ứng dụng được vào vị trí công tác của mình, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong giải quyết và thực thi công vụ. Bên cạnh đó, một số học viên sau khi tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng không có cơ hội để ứng dụng kiến thức vào thực tế, một số học viên tham gia khóa học vì mức lương, tiêu chuẩn để nâng ngạch. Ngoài ra một số học viên tham gia các khóa học không thể ứng dụng kiến thức mình học vào công việc vì có sự chênh lệch quá lớn giữa lý thuyết được học và công việc trên thực tế.
*Về đãi ngộ:
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đề ra bốn nhóm giải pháp lớn. Trong những nhóm giải pháp đó, có nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, mà quan trọng hàng đầu là chính sách cán bộ. Thực hiện chính sách cán bộ trong cuộc sống Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI, nêu rõ:
Bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ. Thí điểm việc nhất thể hoá chức danh Đảng và chính quyền (từ cấp tỉnh trở xuống). Đổi mới cơ chế bầu cử, đảm bảo dân chủ, lựa chọn đúng người có đức, có tài.Thí điểm việc tiến cử, tập dượt công tác lãnh đạo, kèm theo trách nhiệm. Thay thế kịp thời những cán bộ phải thay thế, không đợi hết nhiệm kỳ, không đợi đến tuổi nghỉ hưu. Phải loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đã được các cấp uỷ, các ngành quan tâm, đối với chế độ nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc, nâng lương... đều được giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách [11].
Từ năm 2013 – 2018, Ủy ban Nhân dân huyện Hữu Lũng đã giải quyết cho 07 đồng chí được nghỉ chế độ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, hàng năm đều được khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Cán bộ, công chức đến kỳ nâng lương đều được xem xét, thực hiện chế độ đảm bảo kịp thời theo quy định; ngoài ra còn tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm ở các địa phương; cán bộ, công chức thường xuyên được tạo điều kiện đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ kiến thức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Do thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, nên những năm qua không có đơn thư về thực hiện chế độ, chính sách.
Để đáp ứng nhu cầu giao dịch cũng như tạo sự thuận lợi cho người dân, BND Huyện đã xây dựng Trụ sở Trung tâm hành chính công để tập hợp tất cả các phòng, ban, cơ quan đơn vị cùng về làm việc tại một địa điểm. Năm 2013, BND huyện đã mở rộng trụ sở làm việc, xây dựng thêm 1 dãy nhà 2 tầng, mỗi phòng được trang bị máy điều hòa, quạt, mỗi phòng khoảng 36 m2 cho khoảng 3- 6 công chức làm việc, trang bị đầy đủ, hiện đại tạo tâm lý thoải mái, thuận lợi trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
*Về đánh giá phân loại đội ngũ cán bộ, công chức:
Hiện nay, quy trình đánh giá phân loại công chức đang được thực hiện theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (Nghị định số 24), Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và viên chức (Nghị định số 56), Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức (Nghị định số 88). Theo đó, việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác [12].
Quy trình đánh giá công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Thứ nhất: Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác nhiệm vụ được giao tại
theo Mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức.
Thứ hai: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ
quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.
Thứ ba: Cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công
chức được đánh giá, phân loại.
Thứ tư: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý
kiến góp ý, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu đơn vị cấp dưới.
Thứ năm: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo kết quả đánh giá, phân
loại cho công chức theo quy định chung. Công chức có quyền được biết về kết quả đánh giá, phân loại của mình để đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan trong đánh giá.
Quy trình đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
Thứ nhất: Công chức cũng làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu phiếu đánh giá và phân loại công chức.
Thứ hai: Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ
quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến.
Thứ ba: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo ý kiến góp ý và quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.
Kết quả đánh giá giúp công chức xác định được năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình đang ở mức độ nào và khả năng đáp ứng đối với yêu cầu của công việc. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Trên cơ sở đó, công chức sẽ được đánh giá phân loại
theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.13. Đánh giá phân loại cán bộ công chức tại Ủy ban Nhân dân huyện Hữu Lũng giai đoạn 2014-2018 TT Phân loại 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 HTXSNV 8 8,1 7 7 9 8,7 9 8,5 10 9,0 2 HTTNV 86 87,8 89 89 89 86,4 90 84,9 96 86,5 3 HTNV nhưng còn hạn chế về năng lực 4 4,1 4 4 5 4,9 7 6,6 5 4,5 4 Không HTNV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số CC được đánh giá 98 100 100 100 103 100 106 100 111 100
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hữu Lũng
Theo Bảng 2.13 cho thấy tỷ lệ công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ khá, đạt trên 90%, trong khi công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm tỷ lệ 5 %. Đây là kết quả cho thấy chất lượng công chức của Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng ở mức khá.