Định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2025 [15]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 75 - 78)

3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội và cải cách hành chính giai đoạn 2020-

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2025 [15]

Về sản xuất nông - lâm nghiệp: Tập trung chỉ đạo và ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọngdịch vụ trong sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; duy trì phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, vùng trồng cây xuất khẩu, vùng phát triển chăn nuôi; tăng cường áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, gắn quy hoạch sản xuất với bố trí lại dân cư hợp lý. Chú trọng thực hiện chương trình trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác có kế hoạch đảm bảo tính hài hòa của rừng sản xuất. Duy trì và từng bước mở rộng diện tích vườn ươm giống cây lâm nghiệp, có kế hoạch tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng toàn diện, bền vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các xã trong huyện; tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu bằng việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới; đến năm 2020 phấn đấu 08 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp ở vùng có lợi thế; khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh phát triển các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là Cụm Công nghiệp thị trấn Hữu Lũng; duy trì phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống về sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản mà huyện có lợi thế cạnh tranh; củng cố và khuyến khích phát triển

các loại hình tổ hợp tác và hợp tác xã.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị: Tăng cường công tác quy hoạch, xây dựng quản lý trong đầu tư, xây dựng; khai

thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm, nâng cao trình độ quản lý các dự án; đảm bảo tính công khai, dân chủ trong việc phân bổ, giao chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn cấp huyện quản lý; thực hiện nghiêm túc quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt quyết toán công trình.

Thương mại, dịch vụ và du lịch: Tăng cường quản lý và khuyến khích các thành phần

kinh tế đầu tư phát triển ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Tăng nhanh khối lượng hàng hoá bán buôn và bán lẻ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Quan tâm tìm thị trường đầu ra ổn định cho nông sản của địa phương. Củng cố và thành lập mới các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác thương mại và dịch vụ trên địa bàn để tổ chức lưu thông hàng hoá và thu mua nông sản cho nông dân. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo cơ sở vật chất cho phát triển thương mại.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 179-KH/ BND, ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân huyện về triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn (2015-2020), định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tổ chức quản lý, khai thác lợi thế khu du lịch Tâm linh đền Bắc Lệ, đền Quan Giám sát, đền Chầu Lục... tạo điểm đến, nơi sinh hoạt tâm linh lành mạnh cho du khách thậm phương; tăng nguồn thu để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thu, chi ngân sách: Tăng cường công tác chống thất thu ngân sách, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn; huy động tối đa các nguồn thu vào ngân sách. Thực hành nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Phát triển văn hóa, xã hội: Huy động và sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ cho giảm

nghèo, lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu khác để tạo điều kiện cải thiện mức sống dân cư trong vùng, xã nghèo; thúc

đẩy phát triển sản xuất và chống tái nghèo tại vùng khó khăn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, bệnh nhân nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Tập trung đầu tư trang thiết bị y tế và giường bệnh tại các cụm xã, trạm xá xã để tổ chức khám chữa bệnh tại chỗ có hiệu quả. Quan tâm đào tạo bác sỹ chuyên ngành, cán bộ y tế cho cơ sở.

Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, chương trình, kế hoạch của tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý các hoạt động văn hóa, lễ hội. Tăng cường đầu tư xây dựng sân chơi, bãi tập, các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Hỗ trợ phát triển văn hóa truyền thống, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tổ chức tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và khu dân cư. Nâng cao tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, các khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá.

Các chỉ tiêu chủ yếu:

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân tăng 9% /năm;

Cơ cấu kinh tế (giá thực tế): Nông - Lâm nghiệp 26%; Công nghiệp - Xây dựng 25%; Thương mại - Dịch vụ 49%.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 36 triệu đồng/người Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 10-11 nghìn tỷ đồng:

Tổng sản lượng lương thực hàng năm duy trì 45.000 tấn; Độ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 57%;

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 08 xã;

Số trường đạt chuẩn quốc gia đến 2025 có 25 trường; Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến 2025 là 14 xã; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 55%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1,5% trở lên; Giảm tai nạn giao thông hàng năm cả 3 tiêu chí;

Tỷ lệ chất thải nguy hại ở đô thị được thu gom và xử lý là 95%;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân huyện hữu lũng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)