Đối với các khóa đào tạo kỹ năng, về cơ bản chủ yếu là các khóa đào tạo ngắn hạn liên quan đến phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và tin học. Bảng 2.10 dưới đây thể hiện số giảng viên được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng trong 03 năm qua:
Bảng 2.11: Số lượt giảng viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng giai đoạn 2014-2016
Khóa đào tạo Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trưởng (%)2015/2014 2016/2015
Phương pháp giảng dạy 45 52 55 15,56% 5,77% Phương pháp nghiên cứu khoa học 30 42 43 40,00% 2,38% Ngoại ngữ 97 114 148 17,53% 29,82% Tin học 65 71 84 9,23% 18,31% Tổng số 237 279 337 17,72% 20,79%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đào tạo nhân lực các năm 2014-2016
tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn. Tổng số lượt người được tham gia đào tạo tăng lên qua các năm. Năm 2014 tổng số lượt người được đào tạo ngắn hạn là 237 lượt người, đến năm 2015 đã tăng lên 279 lượt người (tăng 17,72%) và tới năm 2016 con số này là 337 (tăng 20,79%).
Khóa học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) được tổ chức nhiều và có số lượng giảng viên được đào tạo lớn nhất. Năm 2016 có tới 148 lượt giảng viên được tham gia bồi dưỡng về ngoại ngữ. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngoại ngữ là một công cụ không thể thiếu để tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ được cập nhật liên tục, giúp tăng cường kiến thức và vốn hiểu biết của giảng viên, từ đó áp dụng vào chuyên môn giảng dạy. Các khóa học này thường do khoa Ngoại ngữ của trường tổ chức, các khóa ngoại ngữ chuyên sâu có mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
Khóa học về Tin học đứng thứ hai về lượng giảng viên tham gia. Ngoài bồi dưỡng các kỹ năng tin học cơ bản thì chương trình đào tạo cũng khá đa dạng về tin học chuyên sâu, một số khóa thuộc chương trình liên kết với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Các khóa về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học thường được tổ chức bởi Trung tâm nghiên cứu của trường và trong năm thường chỉ có 1-2 lớp bồi dưỡng. Vì vậy, số lượng giảng viên được đào tạo trong 03 năm gần đây chỉ có từ 30-40 giảng viên. Số lượt giảng viên tham gia gần như không thay đổi, chỉ tăng vài phần trăm.
Phương pháp giảng dạy, nghiên cứu hay ngoại ngữ và các kỹ năng tin học trong giảng dạy đều là những kiến thức, kỹ năng cần được học hỏi, cập nhật thường xuyên và cần được liên tục thực hành, ứng dụng. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các khóa ngắn hạn mang tính bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, cần tạo ra một môi trường để các giảng viên có thể học hỏi, cập nhật liên tục, cũng như luôn có cơ hội thực hành và ứng dụng vào thực tế là điều rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ và chất lượng làm việc của các giảng viên. Ngoài ra, việc phân hóa trình độ khi tham gia lớp bồi dưỡng cũng cần chú trọng hơn vì hiện nay các giảng viên tham gia đa
phần dựa trên nhu cầu và đăng ký với nhà trường. Việc đào tạo ồ ạt như vậy sẽ không mang lại hiệu quả cao cho người học.
Tóm lại, phương pháp đào tạo và phát triển NNL giảng dạy phổ biến tại ĐH