các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn trong nước và nước ngoài. Còn phương pháp chủ yếu trong những lĩnh vực ngoài chuyên môn như sư phạm, tin học, ngoại ngữ…là bồi dưỡng ngắn hạn với nhiều lớp được tổ chức liên tục trong năm học và chủ yếu học trong nước. Các khóa đào tạo ngắn hạn luôn có số lượng nhiều hơn, do đối với nhà trường thì dễ dàng hơn trong việc quản lý, bố trí giảng viên cũng như nguồn kinh phí; còn đối với giảng viên cũng đơn giản hơn trong việc sắp xếp thời gian cá nhân.
2.4. Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại trường Đại học Savannakhet Savannakhet
Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy của trường ĐH Savannakhet đã thu về được rất nhiều thành tựu, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển của nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành công không thể không kể đến những mặt còn hạn chế của nó. Để đưa ra được đánh giá khách quan và chính xác hơn về hoạt động này, tác giả tiến hành khảo sát tại trường ĐH Savannakhet với mẫu nghiên cứu là 110 giảng viên, cụ thể như sau:
Mô tả mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu bao gồm các giảng viên được lựa chọn ngẫu nhiên hiện đang công tác giảng dạy tại trường ĐH Savannakhet.
- Quy mô mẫu: 110 giảng viên
- Đặc điểm mẫu: + Số lượng:
Nam: 72 người
+ Độ tuổi:
Dưới 30 tuổi: 80 người
Từ 30-45 tuổi: 22 người
Trên 45 tuổi: 8 người + Học vị:
Cử nhân: 78 người
Thạc sỹ: 29 người
Tiến sỹ: 3 người + Thâm niên công tác
Dưới 3 năm: 44 người
Từ 3-5 năm: 41 người
Trên 5 năm: 25 người + Kiêm nhiệm chức vụ quản lý:
Có kiêm nhiệm: 24 người
Không kiêm nhiệm: 86 người
Thông qua kết quả bảng hỏi (nội dung cụ thể nêu ở Phụ lục) và tổng hợp phân tích thực trạng, thông tin thu thập được, có thể điểm qua một vài điểm nổi bật của công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại trường ĐH Savannakhet như sau: