Đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 37 - 39)

Sau mỗi chương trình đào tạo nhân lực giảng dạy, nhà trường cần thực hiện việc đánh giá kết quả đào tạo để xem xét tính hiệu quả, chất lượng của chương trình, cũng như chất lượng học tập, rèn luyện của giảng viên tham gia. Việc này có thể tiến hành định kỳ khi tổng kết hàng năm, hoặc ngay sau khi khóa đào tạo kết thúc. Việc đánh giá kết quả đào tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện chất lượng của khóa học, khắc phục các hạn chế, cũng như đánh giá được công tác xác định đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo đã phù hợp hay chưa. Từ đó xây dựng được quy trình chuẩn cho tất cả các khâu từ xác định mục tiêu, đối tượng, phương pháp cho tới nội dung đào tạo. Nhờ vậy chất lượng đào tạo nguồn nhân lực giảng dạy sẽ được tăng cường.

Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá kết quả đào tạo gặp phải một số khó khăn nhất định. Các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của

giảng viên được tổ chức thường xuyên, định kỳ trong nhiều năm như Tiếng Anh, tin học…có thể dễ dàng đánh giá được chất lượng học tập và đào tạo thông qua kết quả thi kiểm tra hết khóa; tuy nhiên đối với các khóa chuyên môn dài hạn như đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ, hoặc các đề tài nghiên cứu tại nước ngoài…không thể có đánh giá chuẩn xác ngay khi kết thúc khóa học mà cần xem xét quá trình dài để xác định đúng tính hiệu quả và chất lượng đào tạo của giảng viên tham gia cũng như phản hồi của sinh viên trong quá trình học tập.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

NNL giảng dạy là bộ phận chủ yếu của các trường đại học, lao động của con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, con người là động lực cơ bản quyết định của quá trình sản xuất, con người là động lực cơ bản quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học là những biến đổi về số lượng và chất lượng từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn. Do đó, các nhân tố tác động đến quá trình phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học bao gồm: điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở mỗi giai đoạn phát triển.

1.3.1. Nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Nguồn lực đầu tư dành cho công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy trong các trường đại học

Đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục trong đó chủ yếu là việc đầu tư cho đội ngũ giảng viên đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục và quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung đất nước. Đầu tư cho phát triên giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục bao gồm:

- Ngân sách nhà nước, dành cho trả lương, phụ cấp ưu đãi;

môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục; chi cho việc đầu tư ở các trường sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, ở các viên nghiên cứu giáo dục;

- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát tham quan thực tế trong nước và nghiên cứu nước ngoài... là động lực thu hút phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục và lực lượng lao động khác tham gia vào nghành giáo dục.

Đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục cần nhiều lực lượng tham gia: nhà nước, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, hay là các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính phủ, Nhưng trong đó nhà nước đóng vai trò chủ yếu quyết định. Việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đội ngũ nguồn nhân lực giáo dục sẽ là nhân tố tác động rất lớn đến việc gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục. Đặc biệt, việc tăng trả lương, phụ cấp ưu đãi, và tăng cho việc đào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ tác dụng khích thích lực lượng lao động trong ngành giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cả tình yêu nghề. Ngoài ra, để tăng cường đầu tư cho phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục sẽ khắc phục hạn chế, khả năng của ngân sách Nhà nước nên cần phải thúc đẩy nguồn đầu tư của cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước... nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục. Do vậy để phát triển đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu nhân lực ở các miền của đất nước đều bị ảnh hưởng của chính sách đầu tư, cho nên nếu sử dụng chính sách đầu tư thích hợp có hiệu quả sẽ là nhân tố làm tăng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên trong nguồn nhân lực giáo dục cho nước Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)