Chất lượng NNL giảng dạy thể hiện ở trình độ của đội ngũ giảng viên. Đây vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Việc phân loại và đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên nhà trường theo tiêu thức trình độ học vấn phản ánh sát thực nhất trình độ học vấn và
chuyên môn của đội ngũ giảng viên giảng dạy – yếu tố quyết định tới chất lượng công tác đào tạo của nhà trường. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ gảng viên của nhà trường đã được đào tạo tại cấp Đại học, đội ngũ giảng viên được đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh là không nhiều.
Bảng 2.5. Cơ cấu giảng viên theo trình độ từ 2014-2016
Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng N2015 / N2014 SL Tỷ trọng N2016/ N2015 Tiến sỹ 6 2,63% 6 2,47% 0% 6 2,32% 0% Thạc sỹ 42 18,42% 44 18,11% 4,76% 51 19,77% 16% Cử nhân 180 78,95% 193 79,42% 7,22% 201 77,91% 4,14% Tổng số 228 100% 243 100% 258 100%
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Trường ĐH Savannkhet không có giảng viên trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư hay Cao đẳng. Số giảng viên có trình độ Đại học chiếm đa số, khoảng gần 80% tổng số giảng viên của trường. Tuy nhiên sự gia tăng của đội ngũ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2014 đến 2015, số giảng viên trình độ Đại học tăng 7,22%, nhưng tới năm 2016 chỉ tăng 4,14%.
Số giảng viên trình độ Thạc sỹ chiếm gần 20%. Trái với đối tượng giảng viên là cử nhân, lượng giảng viên trình độ Thạc sỹ có tốc độ tăng nhanh chóng trong 03 năm qua. Năm 2015, số giảng viên trình độ Thạc sỹ tăng 02 người so với năm 2014 (tương ứng 4,76%), đạt 44 người; tới năm 2016 tăng thêm 07 giảng viên (tương ứng
có trình độ Thạc sỹ trở lên của ĐH Savannkhet.
Các giảng viên có trình độ Tiến sỹ chỉ có 06 người, chiếm chưa tới 3% tổng số giảng viên và không thay đổi số lượng trong suốt 03 năm qua. Điều này cho thấy việc thu hút các giảng viên có học hàm cao về công tác tại trường vẫn còn là khó khăn thách thức đặt ra với Ban giám hiệu nhà trường.
Không chỉ ít thu hút được những giảng viên có học hàm, học vị cao, số lượng giảng viên tu nghiệp nước ngoài về giảng dạy tại trường cũng rất khiêm tốn. Biểu đồ 2.4 dưới đây thể hiện sự tương quan giữa tổng số giảng viên của trường và số giảng viên được tuyển dụng có bằng cấp nước ngoài trong 03 năm qua (không tính đến số giảng viên được cử đi học nước ngoài trong quá trình công tác tại trường):
Biểu đồ 2.4. Số lượng giảng viên tu nghiệp nước ngoài về làm việc tại trường giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
0 50 100 150 200 250 300 228 243 258 19 20 38
Tổng số giảng viên Số giảng viên tu nghiệp nước ngoài
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Năm 2014, số giảng viên tu nghiệp nước ngoài được tuyển dụng chi chiếm chưa tới 8% tổng số giảng viên (19 người) và sau 01 năm chỉ tăng thêm 01 giảng viên. Đến năm 2016, số lượng này có sự gia tăng rất đáng kể, tăng thêm 18 giảng viên, khiến tỷ trọng trên tổng số giảng viên của trường là 14,7%. Điều này cho thấy nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới công tác tuyển dụng và các chế độ đãi ngộ
thu hút người tài.