Kinh nghiệm về đào tạo và phát triển NNL giảng dạy ở các trường đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 45 - 49)

học ở Việt Nam và Lào

1.4.1. Kinh nghiệm về đào tạo và phát triển NNL giảng dạy ở các trường đại học ở Việt Nam và Lào học ở Việt Nam và Lào

* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức được xem là một công tác quan trọng của Trường. Bên cạnh việc chú trọng đến đội ngũ cán bộ, giáo viên lâu năm trong biên chế, Trường cũng luôn quan tâm và coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cả đối tượng lao động hợp đồng. Với các công việc mà Trường áp dụng là: (1) Đào tạo để nâng cao học vấn, (2) Huấn luyện về phương pháp giảng dạy, (3) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn theo chuyên đề và sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động chuyên môn, (4) Đào tạo để luân chuyển, (5) Kèm cặp, bồi dưỡng chỉ dẫn trong công việc.

Về phương thức đào tạo để nâng cao học vấn (thạc sỹ và tiến sỹ) thì đây là phương thức đào tạo cơ bản và được thực hiện phổ biến tại Trường. Đối tượng tham gia là tất cà cac giảng viên lẫn cán bộ chuyên viên thuộc khối hành chính, quản lý. Phương thức này được gồm đào tạo cả ở trong nước và ngoài nước; ở

trong nước thỉ đào tạo cả ở trong trường và ngoài trương; ở ngoài nước thì đào tạo tại nhiều quốc gia khác nhau. Phương thức đào tạo này có nhiều ưu điểm: dành được sự quan tâm, chú ý của nhiều cá nhân; tranh thủ được các nguồn lực và sự trợ giúp tử bên ngoài để nâng cao chất lượng NNL. Tuy nhiên phương thức đào tạo này thể hiện còn thiều sự quy hoạch và kế hoạch hoá cụ thể, gây nên tình trạng một số cá nhân, đơn vị xuất hiện động cơ học tập chỉ vì “danh” nhiều hơn là để thực sự nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công việc.

Về việc huấn luyện phương pháp giảng dạy hiện đại: hàng năm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức những khoá huấn luyện tập trung vào 2 nội dung cơ bản: huấn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm power point để thiết kế các bài giảng điện tử, huấn luyện phương pháp giảng dạy theo kiểu thảo luận bài tập tình huống. Đối tượng huấn luyện chủ yếu là giáo viên, số lượng 78lượt/khóa. Đây là những nội dung huấn luyện rất thiết thực, tạo điều kiện khai thác hệ thống công nghệ thông tin phong phú, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên.

Về việc đào tạo, bỗi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn theo chuyên đề và sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyên môn. Trong những năm gần đây, nhà Trường đã chủ động tổ chức hoặc tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên các khoa, các chuyên ngành được lần lượt tham gia nhiều khoá huấn luyện chuyên đề. Chẳng hạn như: khoá huấn luyện về “toán kinh tế” để sử dụng trong kinh tế học do Khoa Kinh tế học tiến hành, ...Ngoài ra còn nhiều khoá huấn luyện khác được tổ chức theo lĩnh vực chuyên môn của khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh,...

Về việc đào tạo để luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ: hình thức này chủ yếu mới được phát sinh gần đây tại trường. Theo hình thức này, trường chủ trương huấn luyện kiến thức và phương pháp giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành kế toán để tăng thêm đội ngũ giáo viên giảng dạy cho khoa Kế toán tránh tình trạng quá tải trong đào tạo các hệ sinh viên và học viên hai chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Đối tượng tham gia đào tạo la lực lượng giáo viên của các khoa và bộ môn có giờ giảng không nhiều, có nguyện vọng

vọng được tham gia giảng dạy các môn học kế toán.Có thể nói đây là một hình thức đào tạo hết sức cần thiết, thích hợp với bối cành NNL của trường.

Về hình thức kèm cặp, bồi dưỡng, chỉ dẫn trong công việc: Hình thức này vẫn được coi là hình thức đào tạo bồi dưỡng mang tính chất truyền thống lâu nay của Trường. Theo hình thức này, mỗi khi có giáo viên, nhân viên mới; đơn vị thương tiến hành phân công những cán bộ, giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn trong vòng thời gian là 1 năm, để các nhân viên này làm quen được với công việc của đơn vị và hoàn thành được nhiệm vụ tập sự của mình. Hinh thức đào tạo này quy định thanh văn bản chính thức và người hướng dẫn, kèm cặp cũng có những quyền lợi nhất định khi tham gia hướng dẫn nhân viên mới (30 giờ chuẩn/năm).

Trường Đại học Quốc gia Lào

Đại học Quốc gia Lào là cơ sở giáo dục đại học lớn nhất nước CHDCND Lào, nằm ở Thủ đô Viêng Chăn, là trung tâm giáo dục, văn hóa của Nhà nước. Được thành lập từ năm 1996 tới nay, Đại học quốc gia Lào đã phát triển lớn mạnh với 12 khoa, 100 ngành đào tạo giảng dạy theo chương trình đại học.

Nhận thức được tầm quan trọng cùa việc phát triển đội ngũ giảng viên, trường đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp hiệu quả.

Số lượng giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học càng này càng phát triển. Đây cũng là một trong những ưu điểm trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về giảng dạy tại nhà trường. Thực tế trong các năm trở lại đây, nhà trường đã chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ học vấn, tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Hiện tại, một số cán bộ là quản lý các khoa, chuyên ngành đang tham gia các khóa đào tạo tại chức, sau đại học ngắn hạn hoặc theo chương trình cụ thể đảm bảo kế hoạch giảng dạy của các trường đại học trong mà ngoài nước, một số được cử sang đào tạo tại các trường đại học tại Việt Nam.

cho đội ngũ giảng viên bằng nhiều biện pháp như tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về phương pháp giảng dạy để tổ chức lớp học được tốt hơn, mời các giảng viên có kinh nghiệm về giảng dạy và tham gia hội thảo của nhà trường. Ví dụ như việc tổ chức cuộc thi: Giáo viên giảng dạy giỏi năm 2014 của các ngành khoa học (2015), Hội thảo: Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại Trường ĐHQG Lào (2015), Tọa đàm: Tổng kết Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và chất lượng của sinh viên trong năm học 2015-2016 (2015) Tọa đàm: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường ĐHQG Lào từ năm 2016-2020....

Chính sách lương và phúc lợi giai đoạn từ năm 2013 – 2015 đã có nhiều thay đổi tích cực, nhà trường đã có nhiều chính sách về tiền lương, phúc lợi nhằm cải thiện thu nhập cho đội ngũ giảng viên. Quỹ phúc lợi hàng năm bằng 90% trên chênh lệch thu chi sau khi trả thu nhập tăng thêm và trích quỹ hoạt động giáo dục. Một số chế độ đãi ngộ chính của nhà trường bao gồm:

- Hỗ trợ nhà ở cho giảng viên: Nhà trường có 4 khu tập thể để phục vụ cho các giảng viên đã được tuyển dụng công chức chính thức từ nhiều năm nay ăn ở sinh hoạt.

- Phụ cấp cho đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có năng lực là 300,000 Kíp Lào/tháng;

Các chính sách phúc lợi và đãi ngộ mà Trường ĐHQG Lào đang thực hiện góp phần xây dựng sự gắn bó của đội ngũ giảng viên với nhà trường, góp phần tạo thêm động lực để đội ngũ giảng viên yên tâm công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy.

Về chính sách khen thưởng, đãi ngộ khác: Hình thức khen thưởng là giấy khen và khen thưởng tiền của ban lãnh đạo nhà trường và các khoa, ngành và các giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và đào tạo sinh viên. Giá trị phần thưởng tùy theo từng thời điểm và nguồn kinh phí của nhà trường và của Bộ giáo dục.

Đánh giá theo tháng để xếp loại giảng viên với mục đích làm căn cứ để trả thu nhập tăng thêm. Đánh giá theo năm học theo bốn tiêu chí Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ. Đánh giá thường niên, dành cho tất cả các cán bộ, giảng viên Nhà trường và dựa vào các tiêu chí: Chính trị, tư tưởng; Công tác chuyên môn; Đoàn thể. Công tác đánh giá được thực hiện thường xuyên và đều đặn theo định kỳ làm cơ sở bình xét danh hiệu cá nhân và tổ chức, tạo động lực thúc đẩy chất lượng chuyên môn và chất lượng đào tạo học viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giảng dạy tại trường đại học savannakhet (lào) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)