Độ tuổi của các giảng viên cũng là yếu tố quan trọng khi xem xét cơ cấu giảng viên của trường. Cơ cấu giảng viên tại trường Savannakhet phân loại theo các nhóm độ tuổi: dưới 30 tuổi, từ 30-45 tuổi và trên 45 tuổi được thống kê trong giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi giai đoạnh 2014-2016
Đơn vị: người
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng
Dưới 30T 108 47,37% 123 50,62% 144 55,81%
Từ 30-45T 97 42,54% 96 39,50% 90 34,89%
Trên 45T 23 10,09% 24 9,88% 24 9,30%
Tổng 228 100% 243 100% 258 100%
Số lượng giảng viên trẻ chiếm đa số trong cơ cấu giảng viên của trường, khoảng trên dưới 50% và liên tục gia tăng trong những năm qua. Giảng viên trung tuổi từ 30 tới 45 tuổi chiếm số lượng nhiều thứ hai, từ 35% tới trên 40%. Đây là đội ngũ đã có trên 05 năm kinh nghiệm giảng dạy, đây là đội ngũ nòng cốt của nhà trường và cần không ngừng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ này cả về số lượng, chất lượng giảng dạy, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý. Đây là đội ngũ lãnh đạo kế cận, gánh vác trách nhiệm đảm bảo chất lượng đạo tạo của nhà trường. Các giảng viên trên 45 tuổi, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số. Đây là đội ngũ đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, thường có trình học học vấn từ Đại học trở lên và thông thường là đội ngũ lãnh đạo các khoa, ngành đào tạo của nhà trường.
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Dưới 30T Từ 30-45T Trên 45T
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rằng qua 03 năm số lượng giảng viên trẻ dưới 30 tuổi tăng lên nhanh chóng, còn số lượng giảng viên trung tuổi thì liên tục giảm nhẹ và số giảng viên lớn tuổi hầu như không thay đổi. Năm 2016, số lượng giảng viên trẻ là 144 giảng viên, so với năm 2014 đã tăng 36 người, tương đương 33,3%. Trong khi đó, số lượng giảng viên trung tuổi giảm 07 người, từ 97 giảng viên năm 2014 xuống còn 90 giảng viên năm 2016. Các giảng viên lớn tuổi có khoảng 23-24 người, số lượng gần như giữ nguyên trong suốt 03 năm.
Trường ĐH Savannakhet đã tuyển dụng thêm hàng chục giảng viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong giai đoạn vừa qua và trong số đó đa phần là giảng viên trẻ dưới 30 tuổi. Nguồn nhân lực trẻ có nhiều ưu điểm về sức khỏe, nhiệt huyết cao, sáng tạo trong công việc và nhanh chóng cập nhật các thông tin, phương pháp mới. Tuy nhiên, về kinh nghiệm giảng dạy cũng như trình độ, học hàm học vị chưa thể bằng các giảng viên trung và lớn tuổi, mà đội ngũ này lại chiếm tỷ trọng chưa tới 10%. Đây là một khâu còn yếu và cần có sự cải thiện, điều chỉnh trong việc tuyển dụng để đạt được sự cân bằng hơn.
Cơ cấu giới tính có ảnh hưởng tới cách bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học và một phần cũng có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo và kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Theo đó, đội ngũ giảng viên nữ thường là những người cẩn thận, tỉ mỉ và thích sự ổn định trong công việc và sự nghiệp, ít có mong muốn chuyển công tác. Trong khi đội ngũ giảng viên nam thường có phương pháp giảng dạy sáng tạo hơn, sát với thực tế, cầu tiến và luôn mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp. Sự phân hóa giới tính của đội ngũ giảng viên còn thể hiện theo từng khoa và ngành đào tạo khi mà tính chất giảng dạy và chuyên môn đào tạo khác nhau. Biểu đồ 2.3 dưới đây phản ảnh thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên của nhà trường phân loại theo giới tính trong 03 năm gần đây.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giảng viên theo giới tính giai đoạn 2014-2016
N ă m 2 0 1 4 N ă m 2 0 1 5 N ă m 2 0 1 6 133 142 149 95 101 109 Nam Nữ
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Trong các năm từ 2014-2016, số lượng giảng viên nam chiếm tỷ trọng khoảng 60%, luôn nhiều hơn số lượng giảng viên nữ. Tuy nhiên, 03 năm gần đây, số lượng giảng viên nữ đang có xu hướng gia tăng nhanh hơn so với đội ngũ giảng viên nam. Từ năm 2014 tới 2015, số giảng viên nam tăng 6,7% và tới năm 2016 tăng 4,9%. Trong khi đó, đối với giảng viên nữ thì con số này lần lượt là 6,3% và 7,9%. Có thể thấy rằng, tuy số giảng viên nam vẫn nhiều hơn số giảng viên nữ nhưng khoảng cách này đang dần thu hẹp lại.
Số lượng giảng viên tại các khoa và ngành dạy khác nhau là phù hợp với nhu cầu tuyển sinh và đào tạo của nhà trường. Bảng 2.3 dưới dây thể hiện cơ cấu giáo viên cùa nhà trường từ năm 2014-2016 phân loại theo khoa chuyên môn:
Bảng 2.3. Cơ cấu giảng viên theo chuyên môn giai đoạn 2014-2016 Các Khoa đào
tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Khoa Nông nghiệp 57 60 63 Khoa Quản trị kinh doanh 47 49 51 Khoa Ngôn ngữ 36 39 41 Khoa Giáo dục 32 34 36 Khoa Công nghệ thực phẩm 26 28 31 Khoa Khoa học Tự nhiên 15 17 19 Khoa Công nghệ thông tin 15 16 17 Tổng 228 243 258
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Có thể thấy rằng, số lượng giảng viên mỗi Khoa tăng lên khá đều qua các năm, mỗi năm tăng từ 1 đến 3 giảng viên, không có Khoa nào có sự đột biến về nhu cầu giảng dạy. Đội ngũ giảng viên tại các khoa Nông nghiệp và Quản trị kinh doanh luôn chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giảng viên giữa các khoa. Đây là các ngành luôn có nhu cầu đào tạo lớn tại khu vực Trung Lào, đặc biệt là
ngành Nông nghiệp bởi Trung Lào là khu vực đồng bằng lớn nhất của Lào với thu nhập chủ yếu của người dân đến từ nông – lâm nghiệp. Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ thông tin là hai khoa có số giảng viên ít nhất.
2.2.2.4. Cơ cấu theo thâm niên công tác
Tới nay trường ĐH Savannakhet mới thành lập được 08 năm. Vì vậy thâm niên công tác của các cán bộ giảng dạy trong trường cũng không phải là con số lớn. Dưới đây là bảng thông kê về thâm niên công tác của các giảng viên nhà trường trong 03 năm qua:
Bảng 2.4. Cơ cấu giảng viên theo thâm niên công tác giai đoạn 2014-2016
Thâm niên công tác Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dưới 3 năm 76 85 96
Từ 3-5 năm 72 72 74
Trên 5 năm 80 86 88
Tổng 228 243 258
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Số giảng viên có kinh nghiệm dưới 03 năm giảng dạy tại trường luôn chiếm đa số trong 03 năm qua, chiếm tỷ lệ khoảng 35-40%. Năm 2016, số giảng viên dưới 03 năm công tác tăng 20 người so với năm 2014. Đây chủ yếu là các giảng viên trẻ mới được tuyển dụng vào trường làm việc. đây Các giảng viên có trên 05 năm kinh nghiệm là những người công tác ở trường từ những ngày đầu thành lập, có số lượng nhiều thứ hai và có tăng lên ít qua các năm. Số lượng giảng viên có thâm niên công tác từ 3-5 năm chỉ chiếm dưới 30% và thay đổi không đáng kể.
2.2.2.5. Cơ cấu theo trình độ
Chất lượng NNL giảng dạy thể hiện ở trình độ của đội ngũ giảng viên. Đây vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Việc phân loại và đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên nhà trường theo tiêu thức trình độ học vấn phản ánh sát thực nhất trình độ học vấn và
chuyên môn của đội ngũ giảng viên giảng dạy – yếu tố quyết định tới chất lượng công tác đào tạo của nhà trường. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ gảng viên của nhà trường đã được đào tạo tại cấp Đại học, đội ngũ giảng viên được đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh là không nhiều.
Bảng 2.5. Cơ cấu giảng viên theo trình độ từ 2014-2016
Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng N2015 / N2014 SL Tỷ trọng N2016/ N2015 Tiến sỹ 6 2,63% 6 2,47% 0% 6 2,32% 0% Thạc sỹ 42 18,42% 44 18,11% 4,76% 51 19,77% 16% Cử nhân 180 78,95% 193 79,42% 7,22% 201 77,91% 4,14% Tổng số 228 100% 243 100% 258 100%
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Trường ĐH Savannkhet không có giảng viên trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư hay Cao đẳng. Số giảng viên có trình độ Đại học chiếm đa số, khoảng gần 80% tổng số giảng viên của trường. Tuy nhiên sự gia tăng của đội ngũ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2014 đến 2015, số giảng viên trình độ Đại học tăng 7,22%, nhưng tới năm 2016 chỉ tăng 4,14%.
Số giảng viên trình độ Thạc sỹ chiếm gần 20%. Trái với đối tượng giảng viên là cử nhân, lượng giảng viên trình độ Thạc sỹ có tốc độ tăng nhanh chóng trong 03 năm qua. Năm 2015, số giảng viên trình độ Thạc sỹ tăng 02 người so với năm 2014 (tương ứng 4,76%), đạt 44 người; tới năm 2016 tăng thêm 07 giảng viên (tương ứng
có trình độ Thạc sỹ trở lên của ĐH Savannkhet.
Các giảng viên có trình độ Tiến sỹ chỉ có 06 người, chiếm chưa tới 3% tổng số giảng viên và không thay đổi số lượng trong suốt 03 năm qua. Điều này cho thấy việc thu hút các giảng viên có học hàm cao về công tác tại trường vẫn còn là khó khăn thách thức đặt ra với Ban giám hiệu nhà trường.
Không chỉ ít thu hút được những giảng viên có học hàm, học vị cao, số lượng giảng viên tu nghiệp nước ngoài về giảng dạy tại trường cũng rất khiêm tốn. Biểu đồ 2.4 dưới đây thể hiện sự tương quan giữa tổng số giảng viên của trường và số giảng viên được tuyển dụng có bằng cấp nước ngoài trong 03 năm qua (không tính đến số giảng viên được cử đi học nước ngoài trong quá trình công tác tại trường):
Biểu đồ 2.4. Số lượng giảng viên tu nghiệp nước ngoài về làm việc tại trường giai đoạn 2014-2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
0 50 100 150 200 250 300 228 243 258 19 20 38
Tổng số giảng viên Số giảng viên tu nghiệp nước ngoài
Nguồn: Báo cáo tình hình cán bộ các năm 2014-2016
Năm 2014, số giảng viên tu nghiệp nước ngoài được tuyển dụng chi chiếm chưa tới 8% tổng số giảng viên (19 người) và sau 01 năm chỉ tăng thêm 01 giảng viên. Đến năm 2016, số lượng này có sự gia tăng rất đáng kể, tăng thêm 18 giảng viên, khiến tỷ trọng trên tổng số giảng viên của trường là 14,7%. Điều này cho thấy nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới công tác tuyển dụng và các chế độ đãi ngộ
thu hút người tài.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển NNL giảng dạy tại Trường ĐH Savannakhet Savannakhet
2.3.1. Mục tiêu đào tạo
Quan điểm của nhà trường trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên được thể hiện rất rõ trong mục tiêu tổng quát của nhà trường được nêu trong Báo cáo tổng kết giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020 : “Tập trung mọi nguồn lực xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo và dần đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế”.
Một trong các mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ một cách hợp lý về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng, có tính kế thừa, có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng cao, đủ sức hội nhập khu vực và thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu mang tính tổng quát, chiến lược mà nhà trường đề ra chứ chưa được cụ thể hóa của công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực giảng dạy. Hơn nữa, mục tiêu này mang yếu tố chủ quan dựa trên mong muốn của cấp lãnh đạo nhà trường chứ chưa bao hàm nguyện vọng thực tế của các giảng viên. Hiện nay việc khảo sát nhu cầu của giảng viên về nguyện vọng, mục tiêu đào tạo chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện. Đây là một hạn chế của nhà trường trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực giảng dạy.
Để hiểu rõ hơn về mục tiêu thực tế của giảng viên khi tham gia các khóa đào tạo do nhà trường tổ chức là gì, tác giả đã thực hiện khảo sát cá nhân về vấn đề này. Tổng số giảng viên tham gia khảo sát là 110 người. Bảng 2.5 dưới đây là kết quả khảo sát về các mục tiêu cụ thể mà giảng viên mong muốn đạt được khi tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước mà trường tổ chức trong năm 2016.
Bảng 2.6: Mục tiêu của giảng viên khi tham gia những khoá đào tạo do nhà trường tổ chức năm 2016
Mục tiêu Số lượng Tỷ trọng
Tăng cường kiến thức và năng lực giảng dạy tại bộ môn hiện tại
108 98,18% Kiêm nhiệm giảng dạy thêm một bộ môn khác có tính
chất tương tự
21 18,26% Chuyển lên chức danh cao hơn trong ngạch giảng
viên
12 10,43%
Chuẩn bị cho khả năng thăng tiến trong tương lai 14 12,17%
Khác 5 4,3%
Tổng số 110 100
Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân
Có thể thấy rằng, mục tiêu thuộc về đào tạo như tăng cường kiến thức và năng lực giảng dạy tại lĩnh vực chuyên môn hiện tại được đa số hướng tới (chiếm 98,18%), hay học tập để có thể giảng dạy thêm các bộ môn khác tương tự (18,26%). Trong khi những mục liên quan tới phát triển như việc thăng tiến, lên chức danh thì tỷ lệ chọn lựa lại thấp hơn, khoảng 10-12% số giảng viên được khảo sát.
Bên cạnh mục tiêu chung, việc xác định mục tiêu cho từng chương trình đào tạo cũng chỉ được thực hiện một phần. Điển hình, đối với lĩnh vực đào tạo cụ thể về Tin học thì việc xác định mục tiêu khá tốt. Với lớp đào tạo về Tin học cho giảng viên, mục tiêu được xác định là cung cấp những kỹ năng sử dụng những phương tiện hiện đại trong giảng dạy như Máy chiếu, Video, Máy tính…Còn lớp bồi dưỡng ngoại ngữ chưa xác định mức điểm đầu ra tối thiểu cần đạt được cho từng khoá. Nhà trường tổ chức lớp học và giảng viên nào có nhu cầu nâng cao trình độ Ngoại ngữ thì tham gia. Tương tự như vậy, với khoá bồi dưỡng chuyên môn và sư phạm thì việc xác định mục tiêu hầu như không được thực hiện.
Như vậy, việc xác định mục tiêu cho từng khoá học chưa rõ ràng và những mục tiêu chủ yếu tập trung vào khía cạnh đào tạo đơn thuần, chưa thể hiện sự quan tâm đối với lĩnh vực phát triển. Hiệu quả của các khóa học cũng không được tổng kết dựa trên khảo sát đánh giá thực tế đối với từng giảng viên tham gia.
2.3.2. Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo cần là sự tổng hòa của nhu cầu của nhà trường và nhu cầu của cá nhân giảng viên. Hiện nay, việc chủ động xác định nhu cầu đào tạo và phát triển NNL giảng viên hầu như không được thực hiện.
Trong lĩnh vực chuyên môn, nhu cầu đào tạo và phát triển thường do chính các giảng viên tự xác định. Sau khi đăng ký và được chấp nhận tham gia các khóa đào tạo, các giảng viên sẽ báo cáo lãnh đạo nhà trường xem xét và phê duyệt việc cử đi học. Các khoá đào tạo có thể do giảng viên tự tìm, hoặc theo diện học bổng được cấp cho trường, khi đó trường sẽ báo về các đơn vị để các giảng viên đăng ký